Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngày: 07-04-2023 - Người soạn: Supper Admin

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng, kéo theo đó là những đòi hỏi về dây chuyền sản xuất công nghệ phải ngày một hiện đại hơn để tăng năng suất và tạo ra nhiều sản phẩm và chúng ta có thể hiểu quá trình tạo ra sản phẩm trên dây chuyền công nghiệp này là tự động hóa sản xuất. Ngày nay, nhu cầu sản xuất tự động hóa ngày một tăng cao, đòi hỏi việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại phải nhờ có sự trợ giúp của máy tính. Một mình con người thì không thể thực hiện giám sát, kiểm tra quá trình này được, từ đó thì nảy ra rất nhiều yếu tố để hợp thành tự động hóa.

Hiểu một cách cụ thể, tự động hóa là một ngành công nghệ liên quan tới việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất.

Dây chuyền tự động sản xuất ô tô bằng rô-bốt

Dây chuyền tự động phân loại sản phẩm theo kích thước, màu sắc, mã vạch

Dây chuyền rửa, chiết, đóng nắp chai tự động

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa học những gì?

Sinh viên ngành điều khiển và tự động hóa sẽ được học những kiến thức như kiến thức nền tảng về điện, điện tử, cơ khí, và công nghệ thông tin. Đó là những thành phần không thể thiếu trong hệ thống tự động hóa. Kiến thức về các thiết bị tự động, cảm biến công nghệ, các cơ cấu chấp hành, thiết bị khí nén thủy lực. Kiến thức lập trình điều khiển hệ thống điện tự động trên máy tính, đó là lập trình nhúng, thiết bị điều khiển chuyên ngành PLC, vi xử lý. Kiến thức tự động hóa quá trình sản xuất, cụ thể như quá trình tự động hóa phân loại sản phẩm, đóng nút chai tự động, nhà thông minh, thức ăn chăn nuôi, xi măng, dệt may, kiến thức chế tạo máy rô-bốt.

Sinh viên được thiết kế mạch điện, lập trình điều khiển trên mạch tính để thực hiện điều khiển các đối tượng

Sinh viên ngành CNKT điều khiển và tự động hóa thực tập điều khiển cánh tay rô-bốt

3. Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?

Qua nhiều kênh thông tin chúng ta đều biết, ngày nay và trong tương lai gần, con người sẽ phải cạnh tranh rất lớn với rô-bốt về việc làm. Tuy nhiên, kỹ sư ngành điều khiển và tự động hóa thì không lo về vấn đề này vì chính họ là người kiểm soát các rô-bốt này. Vì điều đó, điều khiển và tự động hóa là một ngành vô cùng hot đối với các em sinh viên hiện nay. Do đó, đây là một ngành nghề rất được con người chú trọng và phát triển mạnh mẽ theo sau bước tăng trưởng của ngành công nghiệp. Nếu search trên google với từ khóa “việc làm điều khiển và tự động hóa”, trong chưa đầy 1 giây sẽ cho hàng triệu kết quả tuyển dụng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành điều khiển và tự động hóa có thể làm việc tại các vị trí của viện nghiên cứu điện tử, tin học tự động hóa, viện ứng dụng công nghệ, trung tâm thiết kế vi mạch, các khu công nghệ cao.

Một số công việc em có thể đảm bảo như:

- Kỹ sư vận hành và bảo trì, bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động;

- Kỹ sư điện tự động hóa, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp;

- Chuyên gia hệ thống, phân tích nhu cầu về hệ thống điện tự động hóa của các công ty, nhà máy.

- Chỉ huy các dự án, thiết kế, xây dựng các hệ thống tự động và tham gia thi công của các dự án đó.

- Kỹ sư thiết kế, thiết kế hệ thống tự động hóa cho các nhà máy, xí nghiệp;

- Kỹ sư lập trình ứng dụng, lập trình các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, các bộ điều khiển lập trình.

- Tư vấn, cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo.

4. Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa phù hợp với những bạn như thế nào?

Để biết em có phù hợp với ngành này hay không thì hãy xem những tố chất mà một kỹ sư điều khiển và tự động hóa cần có ở dưới đây:

  1. Đầu tiên đó chính là yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là ở lĩnh vực tự động hóa.
  2. Ngoài ra, em cần phải là một người cần cù, ham học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu thiết bị, sáng tạo trong công việc, có khả năng tập trung cao độ và lòng kiên trì.

Do tính đặc thù của ngành này, nếu như em có đầy đủ những tố chất trên và có đam mê với ngành điều khiển và tự động hóa thì đây có thể sẽ là tương lai của em.

5. Chương trình đào tạo

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên là trường đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng. Do đó, định hướng đào tạo được xây dựng từ chương trình đến các trang thiết bị phục vụ đào tạo. Chương trình đào tạo ngành CNKT điều khiển và tự động hóa được xây dựng dựa trên các kiến thức của ngành, được tư vấn bởi các doanh nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đối với các sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được cập nhật hằng năm các kiến thức lý thuyết mới, công nghệ mới để sinh viên tiếp cận với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.

Các Trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành CNKT điều khiển và tự động hóa được nhà trường, doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hàng năm với các thiết bị điện – điện tử, thiết bị điều khiển, tự động hóa của các hãng nổi tiếng như Siemen, Mishubishi…. Các phòng thực hành thí nghiệp được xây dựng để giúp sinh viên được thực hành/thí nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu như Thực tập điện cơ bản, Điện tử cơ bản, Kỹ thuật xung số, Máy điện, Điện tử công suất và Truyền động điện, Lập trình nhúng, Lập trình PLC, vi xử lý, Trang bị điện, Khí nén thủy lực….

Thế mạnh có thể nói đã trở thành thương hiệu của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên nói chung và của Khoa Điện-Điện tử nói riêng – đó là đào tạo ra những kỹ sư có kỹ năng thực hành cao.

Đào tạo theo định hướng ứng dụng đã được thể hiện ngay từ chương trình đào tạo. Cụ thể, tất cả các học phần đã được xây dựng theo cấu trúc tích hợp, tức là lý thuyết đi đôi với thực hành/ thí nghiệm. Quá trình thực hành/thí nghiệm được thực hiện tại các phòng xưởng chuyên biệt với các thiết bị hiện đại.

Cùng với đó, sinh viên sẽ được thực hiện 05 đồ án môn học và 01 đồ án tốt nghiệp trong 6 học kỳ (từ kỳ 3 đến kỳ 8). Các đồ án này sẽ được thực hiện theo nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của giảng viên, đồ án giống như các dự án trong thực tiễn công việc, hướng sinh viên đến việc thiết kế chế tạo các mạch điện tử, các mô hình hay thiết bị từ đơn giản đến phức tạp.

Bên cạnh đó, để sinh viên sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp khi ra trường, sinh viên sẽ có một khóa thực tập thực tế 10 tuần tại doanh nghiệp lớn như Canon, Brother, Samsung để tìm hiểu về cơ cấu vận hành một doanh nghiệp, các dây chuyền sản xuất, và các thiết bị liên quan đến ngành đào tạo.

Tạo bản IN