Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ

Ngày: 29-06-2022 - Người soạn: Supper Admin

  1. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    1. MỤC TIÊU
      1. Mục tiêu chung

Mục tiêu đào tạo trình độ Tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử là đào tạo các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật cao, nắm chắc các kiến thức lý thuyết chuyên sâu và những kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. Có khả năng tổ chức nghiên cứu, độc lập nghiên cứu để đề xuất ra các kiến thức và công nghệ mới phục vụ cho nền kinh tế xã hội. Nâng cao năng lực giảng dạy từ trình độ đại học trở lên; hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nghiên cứu viên.

      1. Mục tiêu cụ thể

1. Kiến thức

  • Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử và truyền thông; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành kỹ thuật điện tử; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh;
  • Trong khóa học, NCS  được trang bị các kiến thức nâng cao như “Lý thuyết xác suất và quá trình ngẫu nhiên trong kỹ thuật điện tử-viễn thông”, “Phương pháp tính toán mềm và mô phỏng hệ thống”, “Xử lý số tín hiệu trong điện tử -viễn thông”, … làm cơ sở cho xây dựng mô hình các hệ thống. Đồng thời, thông qua các học phần tự chọn, NCS được cập nhật những kiến thức mới nhất về lĩnh vực chuyên sâu của đề tài nghiên cứu. Các chuyên đề tiến sĩ cũng sẽ cung cấp cho NCS những mô hình toán học của hệ thống cần nghiên cứu, các công cụ toán học dùng để phân tích đánh giá hệ thống, và các số liệu là kết quả của các nghiên cứu trước đây dùng để so sánh.

2. Kỹ năng

  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác nghiên cứu và hội nhập quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh;
  • Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật điện tử. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau;
  • Trong khoa học, NCS được trang bị kỹ năng đọc và tổng hợp kiến thức từ các tài liệu khoa học kỹ thuật, được cung cấp kỹ năng xây dựng mô hình toán học, đặt bài toán kỹ thuật, viết chương trình mô phỏng và tiến hành mô phỏng trên máy tính. NCS cũng được rèn luyện kỹ năng chuẩn bị, tiến hành phát biểu trên các diễn đàn khoa học; kỹ năng xây dựng cấu trúc và viết các bài báo khoa học; và kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.

3. Năng lực chuyên môn

  • Giúp NCS  phát triển phải có năng lực  phân tích, đánh giá các hệ thống điện tử, thông tin viễn thông; có năng lực xây dựng các mô hình hệ thống và tiến hành nghiên cứu độc lập trên cơ sở các mô hình này. NCS được yêu cầu phải có năng lực cập nhật những kiến thức và kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực chuyên sâu của đề tài nghiên cứu. NCS cũng có được năng lực đặt và giải quyết các bài toán kỹ thuật  trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu.
  • NCS được trang bị kỹ năng đọc và tổng hợp kiến thức từ các tài liệu khoa học kỹ thuật, được cung cấp kỹ năng xây dựng mô hình toán học, đặt bài toán kỹ thuật, viết chương trình mô phỏng và tiến hành mô phỏng trên máy tính. NCS cũng được rèn luyện kỹ năng chuẩn bị, tiến hành phát biểu trên các diễn đàn khoa học; kỹ năng xây dựng cấu trúc và viết các bài báo khoa học; và kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.
  •  NCS  đạt được các kết quả nghiên cứu có đủ hàm lượng khoa học để cấu thành các bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học kỹ thuật hay trong kỷ yếu các hội nghị khoa học có uy tín trong và ngoài nước (theo danh mục của qui định về Xét  công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử - Tự động hóa). Chú trọng các kết quả có đóng góp mới cho khoa học và kỹ thuật, các đóng góp quan trọng cho ứng dụng trong an ninh – quốc phòng.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.
    1. CHUẨN ĐẦU RA
      1. Kiến thức
      • PLO 1: Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của lĩnh vực Kỹ thuật điện tử; kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo;
      • PLO 2: Có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới;
      • PLO 3: Có kiến thức về quản trị tổ chức;
      1. Kỹ năng
      • PLO 4: Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển;
      • PLO 5: Có kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn; kỹ năng suy luận phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;
      • PLO 6: Có kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển;
      • PLO 7: Có kỹ năng tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu;
      1. Mức tự chủ và trách nhiệm
      • PLO 8: Nghiên cứu tri thức, sáng tạo tri thức mới; đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
      • PLO 9: Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác;
      • PLO 10: Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia;
      • PLO 11: Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.

 

  1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử bao gồm 3 phần:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung;
  • Phần 2: Các học phần ở trình độ TS, các chuyên đề tiến sĩ (CĐTS) và tiểu luận tổng quan (TLTQ);
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ (LATS);
  • Khối lượng của các học phần TS và khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 3.
    1. Phân loại đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển sinh đào tạo trình độ TS phải có các điều kiện sau đây:

    1. Về văn bằng

- Đã tốt nghiệp Thạc sỹ theo định hướng nghiên cứu chuyên ngành đúng, phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Kỹ thuật điện tử.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học xếp loại tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc đúng với chuyên ngành dự thi.

    1. Các quy định khác về kinh nghiệm khoa học, thâm niên theo đối tượng, ngoại ngữ, … theo Điều 7, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của nhà trường.
  1. Có đủ sức khỏe để học tập.
  2. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường.
    1. Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ của trường Đại học SPKT Hưng Yên. Các học phần phải đạt mức điểm đạt trở lên.

    1. Đánh giá các học phần, CĐTS, TLTQ

Thực hiện theo các khoản 4,5,6 Điều 14, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của nhà trường.

 

 

 

 

 

 

3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Nội dung

Thí sinh đã có bằng Thạc sỹ

Thí sinh chỉ có bằng đại học (A3)

Ngành đúng, phù hợp (A1)

Ngành gần (A2)

Tốt nghiệp dưới 5 năm

Tốt nghiệp trên 5 năm

Tốt nghiệp dưới 5 năm

Tốt nghiệp trên 5 năm

HP bổ sung

0

Tối đa 6 TC

Tối đa 9 TC

Tối đa 15 TC

Các học phần trong CTĐT ThS/ĐH hiện hành (30TC)

HPTS

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

3 CĐTS và TLTQ

8 TC

8 TC

8 TC

8 TC

8 TC

NCKH

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

LATS

50 TC

50 TC

50 TC

50 TC

50 TC

Cộng

90

96

99

105

120

 

Ghi chú:

- Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng, phù hợp có thể xem xét học bổ sung kiến thức một số học phần ở trình độ đại học (do Hội đồng khoa lựa chọn đề xuất); Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành gần hoặc NCS có bằng đại học phải học bổ sung kiến thức một số học phần trong CTĐT trình độ thạc sĩ do Khoa xây dựng và/hoặc một số học phần ở trình độ đại học nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện đề tài nghiên cứu.

- Việc qui định số TC của học phần bổ sung do Khoa đề xuất dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập trình độ Thạc sỹ/Đại học của thí sinh với CTĐT trình độ Thạc sỹ hiện tại của chuyên ngành đào tạo và định hướng của đề tài luận án, nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu trong bảng. NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong vòng 24 tháng kể từ ngày trúng tuyển NCS.

- Mỗi NCS phải hoàn thành 16 tín chỉ trong các học phần TS do Khoa chuyên môn đề xuất, hiệu trưởng phê duyệt (có thể tham khảo từ người hướng dẫn NCS) lựa chọn từ CTĐT trình độ tiến sỹ của trường nhằm trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của luận án TS. NCS phải hoàn thành các học phần ở trình độ tiến sỹ trong vòng 24 tháng kể từ ngày trúng tuyển NCS.

- Trong vòng 24 tháng kể từ ngày trúng tuyển, NCS phải hoàn thành Tiểu luận tổng quan (2 tín chỉ) và 3 chuyên đề tiến sĩ (6 tín chỉ).

+ TLTQ thể hiện kết quả phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. NCS thực hiện bài TLTQ dưới sự hướng dẫn của GVHD luận án và được đánh giá kết thúc thông qua hình thức báo cáo trước Bộ môn.

+ Các CĐTS đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực NCKH, giúp NCS giải quyết một số nội dung của luận án. NCS thực hiện bài CĐTS dưới sự hướng dẫn của GVHD luận án và được đánh giá kết thúc thông qua hình thức báo cáo bảo vệ có cho điểm.

3.1. Học phần bổ sung

Các học phần bổ sung được lựa chọn từ “Danh mục học phần bổ sung” dưới đây.

Danh mục học phần bổ sung

STT

MÃ SỐ

TÊN HỌC PHẦN

THỜI LƯỢNG

(Tín chỉ)

Tổng

LT

TH,

TN,TL

Tự NC

1

390002

Hệ thống thông tin đo lường và điều khiển

3

2

1

3

2

390003

Lý thuyết hệ thống

2

2

0

2

3

390004

Điều khiển các bộ biến đổi bán dẫn công suất

3

2

1

3

4

390005

Hệ mờ và Mạng nơ ron

3

2

1

3

5

390007

Tổng hợp và phân tích hệ thống số

3

2

1

3

6

390008

Hệ lọc số và ứng dụng

3

2

1

3

7

390009

Tối ưu hoá và phân tích hiệu năng hệ thống

3

2

1

3

8

390011

Mô hình hóa và mô phỏng

3

2

1

3

9

390012

Cảm biến và xử lý tín hiệu đo

3

2

1

3

10

390013

Năng lượng mới và tái tạo

3

2

1

3

11

340014

Mạng truyền thông không dây

3

2

1

3

12

340015

Hệ thống nhúng và IoT

3

2

1

3

13

340017

 Xử lý tiếng nói và xử lý ảnh số

3

2

1

3

14

340018

 Kỹ thuật truyền dẫn số

3

2

1

3

15

340019

 Kỹ thuật định vị-dẫn đường

3

2

1

3

16

340020

 Xử lý tín hiệu không gian-thời gian  

3

2

1

3

17

340021

 Nhận dạng thông số và nhận dạng quá trình

3

2

1

3

18

340022

 Công nghệ FPGA và ứng dụng

3

2

1

3

19

340023

 Thiết kế mạch điện tử chức năng

3

2

1

3

20

340024

 Các hệ vi xử lý tiên tiến

3

2

1

3

21

330018

 Hệ thống giám sát và điều khiển công nghiệp

3

2

1

3

22

340025

 Hệ thống thông tin di động

3

2

1

3

23

340026

 An toàn và bảo mật dữ liệu

3

2

1

3

24

340027

 Thiết kế chip điện tử

3

2

1

3

25

340028

 Kỹ thuật biến đổi và xử lý tín hiệu đo lường

3

2

1

3

26

340029

Hệ thống xử lý tín hiệu

3

2

1

3

27

340030

 Hệ thống thông tin vệ tinh

3

2

1

3

28

340031

 Điện tử y sinh

3

2

1

3

29

340032

 Hệ thống xử lý phân tán

3

2

1

3

30

351141

 Kỹ thuật truyền dẫn số

2

2

0

2

31

351157

 Thông tin di động*

4

3

1

4

32

351138

Thông tin quang

3

3

0

3

33

351106

Thông tin số*

3

2.5

0.5

3

34

351134

Lý thuyết thông tin

2

2

0

2

35

351138

Trường điện từ và truyền sóng

3

3

0

3

 

Ghi chú: Các học phần bổ sung kiến thức có thể lựa chọn thêm các học phần khác trong CTĐT Thạc sĩ/Đại học tùy thuộc lĩnh vực nghiên cứu của NCS.

3.2. Học phần tiến sĩ

      1. Danh mục học phần

TT

MÃ SỐ

TÊN HỌC PHẦN

GIẢNG VIÊN

SỐ TC

Ghi chú

1

0201001

Lý thuyết xác suất & quá trình ngẫu nhiên trong Điện tử-viễn thông

PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình

GS. TSKH. Huỳnh Hữu Tuệ

2

Tự chọn-PPNC

2

0201002

Phương pháp tính và mô phỏng

PGS. TS. Lê Bá Dũng

TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

Tự chọn-PPNC

3

0201003

Xử lý tín hiệu số ứng dụng trong Điện tử-viễn thông

PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung

PGS. TS. Hồ Anh Túy

3

Tự chọn-CM

4

0201004

Đo và điều khiển qua mạng

PGS. TS. Lê Bá Dũng

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

3

Tự chọn-CM

5

0201005

Các hệ thống nhúng tiên tiến

TS. Vũ Hồng Sơn

TS. Hồ Khánh Lâm

3

Tự chọn-CM

6

0201006

Lý thuyết về phóng điện trong chất khí

TS. Đỗ Anh Tuấn

TS. Trần Thị Ngoạt

2

Tự chọn-PPNC

7

0201007

Các hệ thống vô tuyến số

PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS. TS. Bạch Nhật Hồng

3

Tự chọn-CM

8

0201008

Kỹ thuật nén ảnh số

PGS. TS. Hồ Anh Túy

PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung

3

Tự chọn-CM

9

0201009

Kỹ thuật truyền thông không dây băng rộng đa sóng mang

TS. Nguyễn Văn Vinh

PGS. TS. Bạch Nhật Hồng

3

Tự chọn-CM

10

0201010

Tự động hóa quá trình đo và xử lý tín hiệu

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

PGS. TS. Bùi Văn Sáng

3

Tự chọn-CM

11

0201011

Méo tín hiệu trong hệ thống vô tuyến số

PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung

2

Tự chọn-PPNC

12

0201012

Mạng cảm biến không dây

TS. Nguyễn Văn Vinh

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

3

Tự chọn-CM

13

0201013

Trí tuệ nhân tạo

TS. Vũ Hồng Sơn

TS. Hoàng Sĩ Hồng

3

Tự chọn-CM

14

0201014

Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo

TS. Trần Quang Phú

TS. Nguyễn Ngọc Minh

3

Tự chọn-CM

15

0201015

Xử lý tín hiệu phi tuyến

PGS. TS. Đào Huy Du

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

3

Tự chọn-CM

16

0201016

Kỹ thuật nhận dạng mẫu

TS. Đoàn Văn Tuấn

TS. Nguyễn Tiến Duy

3

Tự chọn-CM

17

0201017

Điện toán đám mây và ứng dụng

TS. Nguyễn Tiến Duy

TS. Nguyễn Văn Hậu

3

Tự chọn-CM

18

0201018

Hệ thống vi cơ điện tử

TS. Nguyễn Ngọc Minh

TS. Nguyễn Phương Huy

3

Tự chọn-CM

19

0201019

Tính toán cấu hình lại được

TS. Nguyễn Phương Huy

TS. Vũ Hồng Sơn

2

Tự chọn-PPNC

20

0201020

Phương pháp viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh

TS. Trần Quang Phú

TS. Vũ Hồng Sơn

2

Bắt buộc-PPNC

 

 

      1. Mô tả tóm tắt học phần tiến sĩ

0201001: Lý thuyết xác suất & quá trình ngẫu nhiên trong Điện tử-viễn thông

Học phần đề cập đến các vấn đề: Lý thuyết xác suất và các quá trình ngẫu nhiên và một số ứng dụng trong nghiên cứu lý thuyết truyền tin cũng như các hệ thống điện tử và viễn thông, các hệ thống về cơ bản đầy các yếu tố ngẫu nhiên.

0201001: Theory of Probability and Stochastic Processes for Electronics and Telecommunications

This course introduces the subject of probability theory and stochastic processes, and to illustrate the theory with basic applications of engineering interest in Electronics and telecommunications domain.

0201002: Phương pháp tính và mô phỏng

Học phần nhằm trang bị cho NCS những kiến thức về phép tính gần đúng như sai số, nội suy đa thức…, các phương pháp cơ bản để giải số những bài toán cụ thể: tính gần đúng tích phân xác định, tìm nghiệm gần đúng của các phương trình đại số, phương trình siêu việt và phương trình vi phân thường, giải gần đúng hệ phương trình đại số tuyến tính. Mô phỏng các quá trình điện tử.

0201002: Calculation and Simulation Method

This course provides PhD students for knowledge of approximation such as error, polynomial interpolation, etc., basic methods for solving specific mathematical problems, i.e. approximation of definite integrals, approximation of algebraic equations, transcendental equations and ordinary differential equations, approximation of linear systems of linear algebraic equations.

0201003: Xử lý tín hiệu số ứng dụng trong Điện tử-viễn thông

Học phần nhằm trang bị cho NCS những kiến thức về kỹ thuật xử lý số tín hiệu nâng cao, các phương pháp tính toán và thiết kế các hệ lọc số ứng dụng, các kỹ thuật mã hóa, nén tín hiệu ứng dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

0201003: Applying Digital Signal Processing for Electronics and Telecommunications

This course introduces the knowledge of advanced digital signal processing, calculation methods and to design applications of digital filtering system, techniques in coding and compressing signal for Electronics and Telecommunications.

0201004: Đo và điều khiển qua mạng

Nội dung học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và nâng cao về đo và điều khiển qua mạng máy tính. Các quá trình đo, xử lý, đóng gói và cũng như xử lý trễ, mất gói khi truyền dữ liệu trên mạng được miêu tả rõ và đầy đủ.

0201004: Measuring and Control on Network

This course provides PhD students for the basic and advanced subjects of measurement and control via PC network. Besides, measurement processes, processing, packaging and delay processing, losing package in transferring data on network are also described completely.

0201005: Các hệ thống nhúng tiên tiến

Trang bị cho NCS các kiến thức và phương pháp nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực hệ thống nhúng như kiến trúc, ứng dụng các hệ nhúng mới (máy tính nhúng, các công cụ lập trình dạng mảng, vi điều khiển thế hệ mới, …)

0201005: Advanced of Embedded Systems

This course introduces the subject, methods of researching and developing in embedded systems such as architecture, application of new embedded systems (Embedded PC, Array Type Programmable Tools, Advanced Microcontroller…)

0201006: Lý thuyết về phóng điện trong chất khí

Học phần đề cập đến các vấn đề: Các dạng phóng điện xảy ra trong chất khí, lý thuyết cơ bản và nâng cao trong phóng điện khí, các hiện tượng va chạm và hàm phân bố electron trong khối khí khi xảy ra phóng điện trong chất khí. Từ chương 1 đến chương 6 nghiên cứu về phóng điện trong chất khí. Chương 7 đến chương 9 nghiên cứu về các quá trình cơ bản tạo ra các điện tích, phân/nguyên tử trung hòa và các dạng kích thích khi xảy ra phóng điện khí. Chương 10 phân tích sâu về tia laze.

0201006: Theory of Gas Plasma Phenomena

This course introduces the subject related to: type of electric discharge in gases, basis and advanced theory of gas discharge, electron collision and distribution function in gas discharge. Chapter 7 and 9 research on procedures of generation of molecules neutral/atoms and their excitations in gas discharge. Chapter 10 deeply analyses about laser.

0201007: Các hệ thống vô tuyến số

Học phần đề cập đến các vấn đề: Nguyên lý cơ bản của các hệ thống vô tuyến số, cấu trúc các hệ thống vô tuyến sô tiêu biểu: Vi ba số, Thông tin di động và Thông tin vệ tinh.

0201007: Digital Wireless Systems

This course introduces the subjects including basic principles of digital wireless systems, the structure of typical digital wireless systems such as digital microwave, mobile and satellite communications.

0201008: Kỹ thuật nén ảnh số

Học phần giới thiệu cho NCS sự cần thiết phải nén ảnh số cho các ứng dụng khác nhau như truyền hình số, cho truyền hình IP hiện đại ngày nay. NCS được cung cấp các kiến thức và phương pháp nén ảnh số, các loại mã thường dùng, cũng như các phương pháp mã hoá khác nhau thường dùng, cung các mo hình của chúng. Ngoài ra các chuẩn nén ảnh thường dùng như JPEG, MPEG cũng sẽ được đề cập.

0201008: Digital Image Compression

This course introduces the subject of digital image compression theory and its applications in digital television, IP television nowadays. PhD students are provided with knowledge and digital image compressing methods, coding types and various coding methods used widely. Moreover, public image compressing standards including JPEG, MPEG are also mentioned.

0201009: Kỹ thuật truyền thông không dây băng rộng đa sóng mang

Học phần giúp NCS nâng cao kiến thức theo các vấn đề sau: Phát triển của truyền thông không dây; Kỹ thuật thích ứng của hệ thống OFDM; Kỹ thuật MI-MO và Ứng dụng của hệ thống OFDM. 

0201009: Techniques of Wireless Communications for Broadband Multi-carrier

This course provides PhD students for the knowledge related to development of wireless communications, adaptive technique of OFDM system, MI-MO technique and application of OFDM system.

0201010: Tự động hóa quá trình đo và xử lý tín hiệu

Học phần trang bị những kiến thức cần thiết giúp NCS thực hiện các nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực xử lý sai số đo; các phương pháp hiệu chỉnh sai số đo ở các bộ chuyển đổi đo sơ cấp và thứ cấp, các phương pháp tự động hóa quá trình đo và xử lý thông tin đo. Nghiên cứu phát triển các thiết kế về phần cứng và phần mềm của hệ thống tự động đo.

0201010: Automation of Signal Measuring and Processing Process

This course provides PhD students for the necessary knowledge to implement their research in domain of measurement error processing; measurement error adjustment methods in the secondary and primary measuring converter, measuring process automation and measured data processing methods. Researching and developing the designs that are related to hardware and software of measuring automation system.

0201011: Méo tín hiệu trong hệ thống vô tuyến số

Học phần đề cập đến các vấn đề: Các hệ thống vô tuyến số đa sóng mang OFDM, tác động của méo phi tuyến và các biện pháp khắc phục

0201011: Distortions in Digital Wireless Systems

This course introduces the subjects including digital television systems of OFDM multi-carrier, the effect of distortion and its conquering solutions.

0201012: Mạng cảm biến không dây

Học phần đề cập đến các vấn đề: Tổng quan về mạng cảm biến không dây; Cấu trúc mạng cảm biến, mạng số liệu và các các mạng không dây liên quan; Các chuẩn mạng cảm biến không dây thông minh

0201012: Wireless Sensor Networks

This course introduces the subjects including general interest on wireless sensor network; the structure of sensor network, data network and related wireless networks; standards of smart wireless sensor network.

0201013: Trí tuệ nhân tạo

Học phần giới thiệu những kỹ thuật và ý tưởng cơ bản về khoa học trí tuệ nhân tạo bao gồm các giải thuật giải quyết vấn đề thông qua tìm kiếm, biểu diễn tri thức và xử lý tri thức, lập luận và học máy để thiết kế các hệ thống máy tính thông minh. 

0201013: Artificial Intelligence

This course will introduce the basic ideas and techniques of Artificial Intelligence Science including the algorithms of problems-solving by searching, internal representations and processes of knowledge, processes of reasoning, and machine learning in order to design intelligent computer systems.

0201014: Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo

Học phần Vật liệu Điện – Điện tử tiên tiến có các nội dung chính sau:

Đề cập đến một số loại vật liệu đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực điện và điện tử và kỹ thuật của chúng phù hợp với sự phát triển hiện đại. Các thông tin cơ bản và tiên quyết được đưa vào để dễ dàng chuyển sang các chủ đề phức tạp hơn. Những phát triển mới nhất trong các lĩnh vực vật liệu khác nhau và khoa học/kỹ thuật, chế biến và ứng dụng của chúng. Các loại vật liệu mới, sợi quang tiên tiến, chất siêu dẫn nhiệt độ cao, vật liệu thông minh, chất bán dẫn sắt từ, v.v. được đề cập.

0201014: Advanced Electrical and Electronic Materials

Advanced Electrical and Electronic Materials course has the following main contents:

Covers a number of materials that are rapidly growing in the field of electrical and electronic, and their engineering is suitable for modern developments. Basic and prerequisite information have been included for easy transition to more complex topics. The latest developments in the fields of various materials and their science/engineering, processing and application; new types of materials, advanced optical fiber, high temperature superconductors, smart materials, ferromagnetic semiconductors, etc. are covered.

0201015: Xử lý tín hiệu phi tuyến                                                 

Môn học trình bày các khía cạnh về lý thuyết phi tuyến tính ứng dụng vào xử lý thông tin và xử lý tín hiệu. Cụ thể, ứng dụng phi tuyến tính vào phân tích các đặc tính, nhận dạng và phân loại, lọc và tách nhiễu…

0201015: Nonlinear Signal Processing

The course presents aspects of non-linear theory applied to information processing and signal processing. Specifically, non-linear applications in feature analysis, identification and classification, filtering and noise separation, etc.

0201016: Kỹ thuật nhận dạng mẫu                                               

Trong thời lượng của học phần, học viên sẽ tiếp cận với các đặc trưng thường gặp trong các bài tóan nhận dạng như: histogram, color, DCT, DFT, BDIP, BVLC … Học phần cũng sẽ tập trung giới thiệu các kỹ thuật nhận dạng từ cơ bản đến nâng cao trong quá trình nhận dạng như template matching, Beyesian, PCA, ICA.. cho đến các phương pháp học như SVM, NN v.v…Các bài tóan nhận dạng cụ thể như nhận dạng mặt người, nhận dạng ảnh y tế, nhận dạng ảnh trong các hệ thống giao thông thông minh ITS, hệ thống tracking v.v… cũng sẽ được giới thiệu tới các học viên thông qua học phần môn học.

0201016: Pattern recognition technique

During the course, students will have access to features commonly encountered in recognition problems such as histogram, color, DCT, DFT, BDIP, BVLC... The course will also focus on introducing recognition techniques from basic to advanced levels in recognition processes such as template matching, Beyesian, PCA, ICA.. as well as learning methods such as SVM, NN, etc. Specific recognition problems such as face recognition, medical image identification, image recognition in ITS traffic systems, tracking systems, etc. will also be introduced to students in the course.

0201017: Điện toán đám mây và ứng dụng                         

   Môn học này trang bị cho học viên một số kiến thức tổng quát về điện toán đám mây, ảo hóa, kỹ năng hiện thực private cloud. Hoàn thành môn học, học viên có khả năng triển khai dịch vụ điện toán đám mây, phát triển các ứng dụng điện toán đám mây, và cài đặt đám mây riêng.

0201017: Cloud computing and applications

This course aims to provide students with some general knowledge about cloud computing, virtualization, and private cloud implementation skills. Upon completion of the course, students are able to deploy cloud computing services, develop cloud computing applications, and install private clouds.

0201018: Hệ thống vi cơ điện tử                                                             

Môn học này trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về vi hệ thống từ thiết kế đến các kỹ thuật sử dụng trong công nghệ vi hệ thống bao gồm các công đoạn chế tạo chip linh kiện đóng gói và kiểm tra đánh giá linh kiện hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó sinh viên làm quen với các ứng dụng của vi hệ thống trong kỹ thuật, công nghiệp nói chung và đo lường, điều khiển nói riêng.

0201018: Micro-electromechanical systems (MEMS)

This course equips students with basic knowledge of microsystems from design to techniques used in microsystem technology, including the stages of making packaged chips and component testing. complete. On that basis, students get to be acquainted with the applications of microsystems in engineering, manufacturing in general and measurement, control in particular.

0201019:Tính toán cấu hình lại được                                                      

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về tính toán cấu hình lại được bao gồm các kiến trúc FPGA, chu trình thiết kế với FPGA, các hệ thống đa FPGA và các thiết bị cấu hình lại được, ứng dụng của tính toán cấu hình lại được, phân biệt giữa hệ thống đa FPGA với hệ vi xử lý đa nhân, các loại cấu hình động, cấu hình từng phần.

0201019: Reconfigurable calculation

This course provides the basics of reconfigurable computing including FPGA architectures, the design process with FPGAs, multi-FPGA systems and reconfigurable devices, applications of reconfigurable calculations, distinguishing between multi-FPGA system and multi-core processor, dynamic configuration types, partial configuration.

0201020: Phương pháp viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh               

Học phần giúp NCS có các kỹ năng viết báo cáo khoa học dùng tiếng Anh với các cấu trúc ngữ pháp thường dùng cho báo cáo khoa học, cách bố cục một báo cáo khoa học và cách trích dẫn tài liệu tham khảo, ...

0201020: Writing scientific reports methods in English

The course helps students acquire writing scientific reports skills using English with grammatical structures commonly used for scientific reports, how to layout a scientific report and how to cite references, etc.

3.3. Chuyên đề tiến sĩ

Mỗi NCS phải hoàn thành 3 CĐTS, có thể tùy chọn từ danh sách hướng chuyên sâu (gợi ý). Mỗi hướng chuyên sâu đều có người hướng dẫn do Hội đồng xây dựng CTĐT chuyên ngành của Khoa xác định.

Người hướng dẫn khoa học luận án của NCS có thể đề xuất yêu cầu về tên, nội dung của chuyên đề tiến sĩ nhằm gắn liền, thiết thực với đề tài của luận án TS.

      1. Danh mục hướng chuyên sâu cho CĐTS

TT

MÃ SỐ

HƯỚNG CHUYÊN SÂU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TÍN CHỈ

1

0201015

Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số OFDM

PGS.TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

2

0201016

Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số đơn sóng mang

PGS.TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

3

0201017

Xử lý ảnh bằng Wavelet

PGS. TS. Hồ Anh Túy

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

4

0201018

Kỹ thuật nhận dạng chữ viết tay

PGS. TS. Hồ Anh Túy

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

5

0201019

Hiệu chỉnh phi tuyến hàm biến đổi của các phương tiện đo không điện

PGS.TS. Phạm Ngọc Thắng PGS.TS. Bùi Văn Sáng

2

6

0201020

Xử lý kết quả quan sát của phương tiện đo không điện

PGS.TS. Phạm Ngọc Thắng PGS.TS. Bùi Văn Sáng

2

7

0201021

Các lý thuyết về phóng điện trong chất khí

PGS. TS. Đỗ Anh Tuấn

PGS. TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

8

0201022

Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp xấp xỉ Boltzmann

PGS. TS. Đỗ Anh Tuấn

PGS. TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

9

0201023

Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp Monte – Carlo

PGS. TS. Đỗ Anh Tuấn

PGS. TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

10

0201024

Tối ưu hóa phân phối công suất trong các hệ thống OFDM

TS. Nguyễn Văn Vinh GS.TS. Vũ Văn Yêm

2

11

0201025

Ứng dụng OFDM trong mạng viễn thông

TS. Nguyễn Văn Vinh GS.TS. Vũ Văn Yêm

2

12

0201026

Mã hóa băng con ứng dụng trong xử lý âm thanh số

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung PGS.TS. Bạch Nhật Hồng

2

13

0201027

Kỹ thuật Wavelet ứng dụng trong xử lý âm thanh, hình ảnh số

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung PGS.TS. Bạch Nhật Hồng

2

14

0201028

Xử lý tín hiệu mù

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung PGS.TS. Hoàng Mạnh Thắng

2

15

0201029

Xử lý tín hiệu trong các hệ thống MIMO

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung TS. Nguyễn Văn Vinh

2

16

0201030

Vi chế tạo và vi công nghệ

TS. Trần Quang Phú

PGS. TS. Chu Văn Tuấn

TS. Nguyễn Ngọc Minh

2

17

0201031

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các bài toán kỹ thuật

TS. Vũ Hồng Sơn

TS. Nguyễn Văn Hậu

2

      1. Mô tả tóm tắt hướng chuyên sâu cho CĐTS

0201015: Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số OFDM

Cung cấp kiến thức sâu về nguyên nhân, tác động của méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số OFDM và các hướng khắc phục chủ yếu.

0201015: Distortions in OFDM Digital Wireless Systems

This course provides with deep knowledge of cause, influence on nonlinear distortion in OFDM digital wireless systems and its conquering solutions.

0201016: Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số đơn sóng mang

Cung cấp kiến thức sâu về nguyên nhân, tác động của méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số đơn sóng mang, các hướng khắc phục chủ yếu và việc đánh giá tác động của méo phi tuyến tới chất lượng hệ thống.

0201016: Distortions in Single-Carrier Digital Wireless Systems

This course provides with deep knowledge of cause, influence on nonlinear distortion in single-carrier digital wireless systems, its main conquering solutions and evaluating the effect of nonlinear distortion to the quality of system.

0201017: Xử lý ảnh bằng Wavelet

Trong truyền thông multimedia xử lý ảnh là một nhu cầu thiết yếu, và mức độ ảnh cần xử lý được đòi hỏi giai quyết một cách đa dạng, và ngày càng tinh tế. Không những thế, để thưc hiện tiêu chí bảo mật, ảnh còn phải được thủy vân hoá ( watermarking) với các khoá mã bảo mât để truyền tren các phương tiện công khai. Lý thuyết hiện đại nhất hiện nay dùng trong xư lý ảnh bên cạnh công cụ Fourier đã được biết từ lâu là công cụ Wavelet. Có thể dùng công cụ này để nén ảnh theo chuẩn JPEG 2000. NCS trước hết cần phải học lý thuyết Wavelet, và các chuẩn nén ảnh JPEG, MPEG, ngoài kiến thức Xử lý ảnh cơ bản đã được biết khi học Cao học. từ đó sẽ dùng công cụ Wavelet để thực hiện thủy vân ảnh phục vụ cho an ninh, quốc phòng.

0201017: Image Processing Using Wavelet

In multimedia communications field, image processing is an important task. In addition, for security task, the image needs to be watermarking with security-lock so that it can be transmitted on multimedia communications. Wavelet is a widely used approach for image processing along with Fourier tool. It can be used to compress image into JPEG 200 standard. PhD students need to learn about the Wavelet theory, JPEG and MPEG standards along with the knowledge have been studied.

0201018: Kỹ thuật nhận dạng chữ viết tay

Nhận dạng chữ viết tay là một trong các ứng dụng của xử lý ảnh, và trở thành nhu cầu cấp thiết trong thời đại thong tin số. Trong nhiều trường hợp giấy tờ quan trọng được viết bằng tay được làm giả, vì vậy việc xác định chủ nhân của giấy tờ đó là vô cùng quan trọng đối với cơ quan hình sự. Ngoài ra nhận dạng chữ viết tay còn phụ vụ các mục đích dan sự khác.

Công cụ hiện đại nhất dùng nhận dạng chữ viết tay là thuật toán HOUGH. Thuật toán này giúp ghi nhận các đặc điểm của chữ viết tay về hình học, hướng, và sửa chữa nó. NCS trước hết phải nghiên cứu các lý thuyết về nhận dạng chữ viết tay, thuật toán HOUGH để có thể thực hiện chuyên đề này.

0201018: Handwritten Recognition

Handwritten recognition is an important application in image processing domain, with several applications that may be potential to positively influence quality of human life, such as recognizing important handwritten papers forged…

HOUGH is the most modern algorithm used to recognize handwritten. It determines the features of geometry, direction of handwritten and automatically corrects them.

0201019: Hiệu chỉnh phi tuyến hàm biến đổi của các phương tiện đo không điện

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của nhóm các phương pháp cấu trúc giảm sai số của phương tiện đo không điện, xây dựng giải pháp hiệu chỉnh phi tuyến hàm biến đổi của các bộ chuyển đổi đo sơ cấp, bộ chuyển đổi đo thứ cấp đo các đại lượng không điện; Khai thác phần mềm Matlab và Matcad để tính toán, mô phỏng thiết kế các phương tiện đo không điện; thiết kế cấu trúc các phương tiện đo và xử lý kết quả.

0201019: Transformation Function Nonlinear Modification of Non-electrical Measuring Instrument

Based on analyzing the characteristics of the group of structural error reduction methods in non-electrical measurement instrument, this course builds the transformation function nonlinear adjustment solution of secondary converters, primary measuring converter for measuring non-electric quantities; Using Matlab and Matcad softwares for computing,  simulating and designing non-electrical measuring instruments.   

0201020: Xử lý kết quả quan sát của phương tiện đo không điện

Nghiên cứu các phương pháp xử lý kết quả quan sát bằng lý thuyết phương pháp tính gần đúng, lý thuyết xác suất và thống kê; xây dựng các thuật toán xử lý kết quả quan sát và mô phỏng, tính toán bằng phần mềm Matlab và Matcad.

0201020: Observing Result Processing of Non-electrical Measuring Instrument

This course represents the observing result processing methods through using the theory of approximation method, probability theory and statistics; building the observing and simulation result processing algorithms, using Matlab and Matcad softwares for calculations.

0201021: Các lý thuyết về phóng điện trong chất khí

NCS nghiên cứu về các lý thuyết từ cơ bản đến nâng cao trong vấn đề về phóng điện trong chất khí (khí nguyên chất, hỗn hợp chất khí). Các hiện tượng cơ bản, đặc biệt và các ứng dụng khai thác được từ lý thuyết phóng điện trong chất khí sẽ được NCS nghiên cứu, đánh giá và phát triển theo hướng chuyên sâu của luận án.

0201021: Theory of Gas Plasma Phenomena

PhD students study the basic and advanced theory of gas discharge (pure gas, gas mixture). Based on theory of basis and special phenomena and applications in gas discharge, PhD students are going to study, evaluate and improve their thesis.

0201022: Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp xấp xỉ Boltzmann

NCS nghiên cứu về thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp hệ phương trình xấp xỉ Boltzmann. Từ chuyên đề này, NCS sẽ phát triển được phần mềm tính toán theo các ngôn ngữ máy tính phù hợp để thực hiện tính toán, mô phỏng đối với các chất khí đã biết (đã được nghiên cứu trong lý thuyết và thực nghiệm) từ đó khẳng định tính đúng đắn của thuật toán (đã được điều chỉnh) và phần mềm. Áp dụng để nghiên cứu cho nội dung luận án, phục vụ mục đích đối chứng với các phương pháp khác cũng nhưu kết quả thực nghiệm.

0201022: Building algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using approximation of Boltzmann equation method

PhD students research on algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using approximation of Boltzmann equation method. Based on this lecture, PhD students are going to develop the software for calculating and simulating with specific gases (available in theory and experiment). Then, the validity of the algorithm and software is confirmed. These results are used in research on theses and comparison with other methods and experiment results.

0201023: Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp Monte – Carlo

NCS nghiên cứu về thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp Monte – Carlo. Từ chuyên đề này, NCS sẽ phát triển được phần mềm tính toán theo các ngôn ngữ máy tính phù hợp để thực hiện tính toán, mô phỏng đối với các chất khí đã biết (đã được nghiên cứu trong lý thuyết và thực nghiệm) từ đó khẳng định tính đúng đắn của thuật toán (đã được điều chỉnh) và phần mềm. Áp dụng để nghiên cứu cho nội dung luận án, phục vụ mục đích đối chứng với các phương pháp khác cũng nhưu kết quả thực nghiệm.

0201023: Building algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using Monte – Carlo method

PhD students research on algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using Monte – Carlo method. Based on this lecture, PhD students are going to develop the software for calculating and simulating with specific gases (availeable in theory and experiment). Then, the validity of the algorithm and software is confirmed. These results are used in research on theses and comparison with other methods and experiment results.

0201024: Tối ưu hóa phân phối công suất trong các hệ thống OFDM

Nghiên cứu, xây dựng các thuật toán phân bổ công suất để tối đa hóa tốc độ truyền dữ liệu của người sử dụng thứ cấp trong các hệ thống OFDM nhằm duy trì công suất dưới một ngưỡng và duy trì tổng công suất dưới một giới hạn. Các thuật toán phân bổ công suất tối ưu dựa trên thuật toán LWF  nhằm đơn giản hóa so với các thuật toán tối ưu đã được đề xuất. Khai thác phần mềm Matlab để tính toán mô phỏng các thuật toán.

0201024: Optimizing Power Distribution in OFDM Systems

This course will research and build power distribution algorithms to optimize data transfer rate of secondary user in OFDM systems so that the system can maintain the power and total power under an acceptable level. Optimal power distribution algorithms are based on the LWF algorithm to reduce the complexity compared to the proposed optimal algorithm.

0201025: Ứng dụng OFDM trong mạng viễn thông

Nghiên cứu, phân tích các mô hình toán học (thuật toán) cho kênh vô tuyến di động và hệ thống truyền dẫn phù hợp cho các hệ thống kỹ thuật nói chung và các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính, mạng các dịch vụ viễn thông để phân tích, đánh giá hiệu năng và đưa ra các giải pháp tối ưu để nâng cao công suất, tốc độ kênh truyền, tỉ số tín trên tạp,... của hệ thống này.

0201025: Application OFDM in Telecommunications

This course presents research and analysis on mathematical models to mobile wireless channels and suitable transmission system for technology and communications systems, PC system, network in order to analyze and evaluate the parameters such as efficiency, power, transmission channel speed, bit error rate...

0201026: Mã hóa băng con ứng dụng trong xử lý âm thanh số

Đối với mã hóa băng con đơn phân giải hiện nay trong mã hóa nén tín hiệu âm thanh có chuẩn MPEG/audio ra đời năm 1990. Chuẩn này thực hiện mã hóa với 32 dải con bằng nhau, tỷ lệ nén cao, cho chất lượng âm thanh tốt  nhưng  số lượng dải con lớn bank lọc phức tạp. Đối với đa phân giải tương đối, cụ thể là chuẩn ATRAC do SONY phát minh dùng mã hóa dải con đa phân giải tương đối 3 kênh và 4 kênh với các tổ hợp phân chia [442] và [8842] khắc phục được hạn chế về số kênh. Tuy nhiên có hạn chế là hệ số phân chia phải là lũy thừa của 2 và có ít nhất có 2 dải con có độ rộng bằng nhau, để khắc phục hạn chế đó cần nghiên cứu đưa ra giải pháp thiết kế mới bằng cách thiết kế lại bộ lọc và thay đổi lại hệ số phân chia trong bank lọc phân tích và tổng hợp để đạt được ưu điểm hơn so với SBC đã ứng dụng bằng mô hình mới SBC 3 kênh tổ hợp phân chia [632]  .

0201026: Applying Subband Coding for Digital Audio Processing

The MPEG/Audio standard has proposed in 1990 for coding/compressing audio signal. This standard implements the coding of 32-bit in length, high compressing rate, with good audio quality along with the number of large complex subband banks. For multi-solution mode, especially the ATRAC standard invented by SONY, it uses multi-resolution subband coding 3 and 4 channels for split combinations [442] and [8842] to overcome the limitation about the number of channels. However, it has a drawback that the division coefficient must be a power of 2 and at least 2 subbands having equal width. In order to overcome this drawback, researcher needs to design filter and change the division coefficient in filter bank. This method is more powerful compared to SBC that applied for split combination 3-channel model [632].

0201027: Kỹ thuật Wavelet ứng dụng trong xử lý âm thanh, hình ảnh số

Trong thực tế, tuỳ theo mục đích khác nhau ta phải giải quyết mâu thuẫn giữa tỷ lệ nén dữ liệu và chất lượng âm thanh, hình ảnh sao cho vẫn đảm bảo về tiêu chuẩn. Chính vì vậy, các vấn đề về nén và mã hoá tín hiệu âm thanh, hình ảnh trong các thiết bị xử lý, lưu trữ  truyền dẫn là vấn đề đặc biệt được quan tâm đối với ngành truyền thông. NCS sẽ  nghiên cứu về biến đổi Wavelet, cơ sở dựa trên phân tích Wavelet đa phân giải, ứng dụng của biến đổi Wavelet trong lĩnh vực nén tín hiệu số, đặc biệt trong các kỹ thuật nén tín hiệu âm thanh và hình ảnh.

0201027: Applying Wavelet Technique for Image/Audio Processing

Depending on different purposes, we have to resolve inconsistency of data compression rate and quality of sound and image so that the standard is still archived. Therefore, data compression and encoding of sound and image in processor, storage and transmission are interested in communications. PhD students research on Wavelet transform, Wavelet multi-resolution analysis, application of Wavelet in digital data compression, especially in compression technology of sound and image.

0201028: Xử lý tín hiệu mù

Phân tách nguồn tín hiệu mù BSS (Blind Signal Separation) là một phương pháp được sử dụng để đánh giá các nguồn tín hiệu ban đầu chỉ thông qua các tín hiệu thu được tại các bộ cảm biến đầu ra mà không biết hoặc hoặc biết rất ít thông tin về hàm truyền đạt của kênh. Mục đích của bài toán này là từ những tín hiệu bị trộn lẫn ta phải tách ra được các tín hiệu riêng rẽ ban đầu. Với các đặc điểm như vậy nên BSS hiện nay được nghiên cứu cho rất nhiều ứng dụng về xử lý tín hiệu. NCS sẽ nghiên cứu, xây dựng các thuật toán BSS ứng dụng trong xử lý hình ảnh và âm thanh dựa trên phương pháp phân tích thành phần độc lập ICA áp dụng cho mô hình trộn. Sau khi xây dựng mô hình toán học, sẽ mô phỏng bằng Matlab để khẳng định tính đúng đắn của thuật toán đã đề xuất.

0201028: Blind Signal Separation

Blind Signal Separation is the method used to evaluate initial signal source based on the received signals of output sensors and the users have no much imfomation about transfer function. The main target of this problem is to separate the mixed signal into initial individual signals. Therefore, current BSS algorithms are studied for signal processing applications. PhD students are going to research and build the BSS algorithms using in image and sound processing based on method of analyses of ICA independent components applied for mixing models. The mathematical model is simulated by using Matlab for confirming the validity of proposed method.

0201029: Xử lý tín hiệu trong các hệ thống MIMO

Nghiên cứu sâu về lý thuyết kênh truyền và các phương pháp điều chế số; các phương pháp phân tập không gian như các phương pháp phân tập không gian phát, thu; và các kỹ thuật kết hợp tín hiệu phân tập và ăng-ten mảng thích nghi. Ngoài ra, biết sử dụng phần mềm MatLab để mô phỏng và phân tích các hiệu năng hiện đại của các hệ thống trên. Từ đó lựa chọn, phân tích các mô hình toán học (thuật toán) cho các hệ thống xử lý tín hiệu không gian-thời gian nói chung và các hệ thống MIMO nói riêng, để phân tích, đánh giá hiệu năng và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao công suất, tốc độ kênh truyền, tỉ số tín trên tạp (BER),... của hệ thống này.

0201029: Signal Processing in MIMO Systems

The course deeply analyses about transmission channel theory and digital modulation method; space diversity. Besides, PhD students use Matlab to simulate and analyse advanced efficiency of the above systems. Then they can select the algorithm for time-space signal processing and MIMO systems to evaluate efficiency of the systems and suggest solutions to the problems. This section also provides solutions to increase power, line speed, bit error rate of the system.

0201030: Vi chế tạo và Vi công nghệ

Khóa học Vi chế tạo và Vi công nghệ cung cấp nguyên lý chế tạo vi mô cho các vi điện tử, cảm biến, MEMS và các vi hệ thống tổng hợp khác được ứng dụng trong kỹ thuật điện tử. Khóa học bao gồm các bài giảng về quá trình oxy hóa silicon, quang khắc, lắng đọng màng mỏng, lắng đọng photoresist, mạ, ăn mòn (khắc), đóng gói, thiết kế và các công cụ phân tích....

0201030: The Micro-fabrication and Micro-engineering

The Micro-fabrication and Micro-engineering course provides the principles of micro-fabrication for micro-electronics, sensors, MEMS and other synthetic micro-systems applied in electronics engineering. The course includes lectures on silicon oxidation, photolithography, thin film deposition, photoresist deposition, plating, etching, packaging, and design and analytical tools...

0201031: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các bài toán kỹ thuật

Nghiê

  1. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    1. MỤC TIÊU
      1. Mục tiêu chung

Mục tiêu đào tạo trình độ Tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử là đào tạo các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật cao, nắm chắc các kiến thức lý thuyết chuyên sâu và những kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. Có khả năng tổ chức nghiên cứu, độc lập nghiên cứu để đề xuất ra các kiến thức và công nghệ mới phục vụ cho nền kinh tế xã hội. Nâng cao năng lực giảng dạy từ trình độ đại học trở lên; hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nghiên cứu viên.

      1. Mục tiêu cụ thể

1. Kiến thức

  • Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử và truyền thông; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành kỹ thuật điện tử; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh;
  • Trong khóa học, NCS  được trang bị các kiến thức nâng cao như “Lý thuyết xác suất và quá trình ngẫu nhiên trong kỹ thuật điện tử-viễn thông”, “Phương pháp tính toán mềm và mô phỏng hệ thống”, “Xử lý số tín hiệu trong điện tử -viễn thông”, … làm cơ sở cho xây dựng mô hình các hệ thống. Đồng thời, thông qua các học phần tự chọn, NCS được cập nhật những kiến thức mới nhất về lĩnh vực chuyên sâu của đề tài nghiên cứu. Các chuyên đề tiến sĩ cũng sẽ cung cấp cho NCS những mô hình toán học của hệ thống cần nghiên cứu, các công cụ toán học dùng để phân tích đánh giá hệ thống, và các số liệu là kết quả của các nghiên cứu trước đây dùng để so sánh.

2. Kỹ năng

  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác nghiên cứu và hội nhập quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh;
  • Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật điện tử. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau;
  • Trong khoa học, NCS được trang bị kỹ năng đọc và tổng hợp kiến thức từ các tài liệu khoa học kỹ thuật, được cung cấp kỹ năng xây dựng mô hình toán học, đặt bài toán kỹ thuật, viết chương trình mô phỏng và tiến hành mô phỏng trên máy tính. NCS cũng được rèn luyện kỹ năng chuẩn bị, tiến hành phát biểu trên các diễn đàn khoa học; kỹ năng xây dựng cấu trúc và viết các bài báo khoa học; và kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.

3. Năng lực chuyên môn

  • Giúp NCS  phát triển phải có năng lực  phân tích, đánh giá các hệ thống điện tử, thông tin viễn thông; có năng lực xây dựng các mô hình hệ thống và tiến hành nghiên cứu độc lập trên cơ sở các mô hình này. NCS được yêu cầu phải có năng lực cập nhật những kiến thức và kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực chuyên sâu của đề tài nghiên cứu. NCS cũng có được năng lực đặt và giải quyết các bài toán kỹ thuật  trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu.
  • NCS được trang bị kỹ năng đọc và tổng hợp kiến thức từ các tài liệu khoa học kỹ thuật, được cung cấp kỹ năng xây dựng mô hình toán học, đặt bài toán kỹ thuật, viết chương trình mô phỏng và tiến hành mô phỏng trên máy tính. NCS cũng được rèn luyện kỹ năng chuẩn bị, tiến hành phát biểu trên các diễn đàn khoa học; kỹ năng xây dựng cấu trúc và viết các bài báo khoa học; và kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.
  •  NCS  đạt được các kết quả nghiên cứu có đủ hàm lượng khoa học để cấu thành các bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học kỹ thuật hay trong kỷ yếu các hội nghị khoa học có uy tín trong và ngoài nước (theo danh mục của qui định về Xét  công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử - Tự động hóa). Chú trọng các kết quả có đóng góp mới cho khoa học và kỹ thuật, các đóng góp quan trọng cho ứng dụng trong an ninh – quốc phòng.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.
    1. CHUẨN ĐẦU RA
      1. Kiến thức
      • PLO 1: Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của lĩnh vực Kỹ thuật điện tử; kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo;
      • PLO 2: Có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới;
      • PLO 3: Có kiến thức về quản trị tổ chức;
      1. Kỹ năng
      • PLO 4: Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển;
      • PLO 5: Có kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn; kỹ năng suy luận phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;
      • PLO 6: Có kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển;
      • PLO 7: Có kỹ năng tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu;
      1. Mức tự chủ và trách nhiệm
      • PLO 8: Nghiên cứu tri thức, sáng tạo tri thức mới; đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
      • PLO 9: Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác;
      • PLO 10: Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia;
      • PLO 11: Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.

 

  1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử bao gồm 3 phần:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung;
  • Phần 2: Các học phần ở trình độ TS, các chuyên đề tiến sĩ (CĐTS) và tiểu luận tổng quan (TLTQ);
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ (LATS);
  • Khối lượng của các học phần TS và khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục 3.
    1. Phân loại đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển sinh đào tạo trình độ TS phải có các điều kiện sau đây:

    1. Về văn bằng

- Đã tốt nghiệp Thạc sỹ theo định hướng nghiên cứu chuyên ngành đúng, phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Kỹ thuật điện tử.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học xếp loại tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc đúng với chuyên ngành dự thi.

    1. Các quy định khác về kinh nghiệm khoa học, thâm niên theo đối tượng, ngoại ngữ, … theo Điều 7, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của nhà trường.
  1. Có đủ sức khỏe để học tập.
  2. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường.
    1. Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ của trường Đại học SPKT Hưng Yên. Các học phần phải đạt mức điểm đạt trở lên.

    1. Đánh giá các học phần, CĐTS, TLTQ

Thực hiện theo các khoản 4,5,6 Điều 14, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của nhà trường.

 

 

 

 

 

 

3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Nội dung

Thí sinh đã có bằng Thạc sỹ

Thí sinh chỉ có bằng đại học (A3)

Ngành đúng, phù hợp (A1)

Ngành gần (A2)

Tốt nghiệp dưới 5 năm

Tốt nghiệp trên 5 năm

Tốt nghiệp dưới 5 năm

Tốt nghiệp trên 5 năm

HP bổ sung

0

Tối đa 6 TC

Tối đa 9 TC

Tối đa 15 TC

Các học phần trong CTĐT ThS/ĐH hiện hành (30TC)

HPTS

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

3 CĐTS và TLTQ

8 TC

8 TC

8 TC

8 TC

8 TC

NCKH

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

16 TC

LATS

50 TC

50 TC

50 TC

50 TC

50 TC

Cộng

90

96

99

105

120

 

Ghi chú:

- Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng, phù hợp có thể xem xét học bổ sung kiến thức một số học phần ở trình độ đại học (do Hội đồng khoa lựa chọn đề xuất); Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành gần hoặc NCS có bằng đại học phải học bổ sung kiến thức một số học phần trong CTĐT trình độ thạc sĩ do Khoa xây dựng và/hoặc một số học phần ở trình độ đại học nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện đề tài nghiên cứu.

- Việc qui định số TC của học phần bổ sung do Khoa đề xuất dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập trình độ Thạc sỹ/Đại học của thí sinh với CTĐT trình độ Thạc sỹ hiện tại của chuyên ngành đào tạo và định hướng của đề tài luận án, nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu trong bảng. NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong vòng 24 tháng kể từ ngày trúng tuyển NCS.

- Mỗi NCS phải hoàn thành 16 tín chỉ trong các học phần TS do Khoa chuyên môn đề xuất, hiệu trưởng phê duyệt (có thể tham khảo từ người hướng dẫn NCS) lựa chọn từ CTĐT trình độ tiến sỹ của trường nhằm trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của luận án TS. NCS phải hoàn thành các học phần ở trình độ tiến sỹ trong vòng 24 tháng kể từ ngày trúng tuyển NCS.

- Trong vòng 24 tháng kể từ ngày trúng tuyển, NCS phải hoàn thành Tiểu luận tổng quan (2 tín chỉ) và 3 chuyên đề tiến sĩ (6 tín chỉ).

+ TLTQ thể hiện kết quả phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. NCS thực hiện bài TLTQ dưới sự hướng dẫn của GVHD luận án và được đánh giá kết thúc thông qua hình thức báo cáo trước Bộ môn.

+ Các CĐTS đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực NCKH, giúp NCS giải quyết một số nội dung của luận án. NCS thực hiện bài CĐTS dưới sự hướng dẫn của GVHD luận án và được đánh giá kết thúc thông qua hình thức báo cáo bảo vệ có cho điểm.

3.1. Học phần bổ sung

Các học phần bổ sung được lựa chọn từ “Danh mục học phần bổ sung” dưới đây.

Danh mục học phần bổ sung

STT

MÃ SỐ

TÊN HỌC PHẦN

THỜI LƯỢNG

(Tín chỉ)

Tổng

LT

TH,

TN,TL

Tự NC

1

390002

Hệ thống thông tin đo lường và điều khiển

3

2

1

3

2

390003

Lý thuyết hệ thống

2

2

0

2

3

390004

Điều khiển các bộ biến đổi bán dẫn công suất

3

2

1

3

4

390005

Hệ mờ và Mạng nơ ron

3

2

1

3

5

390007

Tổng hợp và phân tích hệ thống số

3

2

1

3

6

390008

Hệ lọc số và ứng dụng

3

2

1

3

7

390009

Tối ưu hoá và phân tích hiệu năng hệ thống

3

2

1

3

8

390011

Mô hình hóa và mô phỏng

3

2

1

3

9

390012

Cảm biến và xử lý tín hiệu đo

3

2

1

3

10

390013

Năng lượng mới và tái tạo

3

2

1

3

11

340014

Mạng truyền thông không dây

3

2

1

3

12

340015

Hệ thống nhúng và IoT

3

2

1

3

13

340017

 Xử lý tiếng nói và xử lý ảnh số

3

2

1

3

14

340018

 Kỹ thuật truyền dẫn số

3

2

1

3

15

340019

 Kỹ thuật định vị-dẫn đường

3

2

1

3

16

340020

 Xử lý tín hiệu không gian-thời gian  

3

2

1

3

17

340021

 Nhận dạng thông số và nhận dạng quá trình

3

2

1

3

18

340022

 Công nghệ FPGA và ứng dụng

3

2

1

3

19

340023

 Thiết kế mạch điện tử chức năng

3

2

1

3

20

340024

 Các hệ vi xử lý tiên tiến

3

2

1

3

21

330018

 Hệ thống giám sát và điều khiển công nghiệp

3

2

1

3

22

340025

 Hệ thống thông tin di động

3

2

1

3

23

340026

 An toàn và bảo mật dữ liệu

3

2

1

3

24

340027

 Thiết kế chip điện tử

3

2

1

3

25

340028

 Kỹ thuật biến đổi và xử lý tín hiệu đo lường

3

2

1

3

26

340029

Hệ thống xử lý tín hiệu

3

2

1

3

27

340030

 Hệ thống thông tin vệ tinh

3

2

1

3

28

340031

 Điện tử y sinh

3

2

1

3

29

340032

 Hệ thống xử lý phân tán

3

2

1

3

30

351141

 Kỹ thuật truyền dẫn số

2

2

0

2

31

351157

 Thông tin di động*

4

3

1

4

32

351138

Thông tin quang

3

3

0

3

33

351106

Thông tin số*

3

2.5

0.5

3

34

351134

Lý thuyết thông tin

2

2

0

2

35

351138

Trường điện từ và truyền sóng

3

3

0

3

 

Ghi chú: Các học phần bổ sung kiến thức có thể lựa chọn thêm các học phần khác trong CTĐT Thạc sĩ/Đại học tùy thuộc lĩnh vực nghiên cứu của NCS.

3.2. Học phần tiến sĩ

      1. Danh mục học phần

TT

MÃ SỐ

TÊN HỌC PHẦN

GIẢNG VIÊN

SỐ TC

Ghi chú

1

0201001

Lý thuyết xác suất & quá trình ngẫu nhiên trong Điện tử-viễn thông

PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình

GS. TSKH. Huỳnh Hữu Tuệ

2

Tự chọn-PPNC

2

0201002

Phương pháp tính và mô phỏng

PGS. TS. Lê Bá Dũng

TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

Tự chọn-PPNC

3

0201003

Xử lý tín hiệu số ứng dụng trong Điện tử-viễn thông

PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung

PGS. TS. Hồ Anh Túy

3

Tự chọn-CM

4

0201004

Đo và điều khiển qua mạng

PGS. TS. Lê Bá Dũng

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

3

Tự chọn-CM

5

0201005

Các hệ thống nhúng tiên tiến

TS. Vũ Hồng Sơn

TS. Hồ Khánh Lâm

3

Tự chọn-CM

6

0201006

Lý thuyết về phóng điện trong chất khí

TS. Đỗ Anh Tuấn

TS. Trần Thị Ngoạt

2

Tự chọn-PPNC

7

0201007

Các hệ thống vô tuyến số

PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS. TS. Bạch Nhật Hồng

3

Tự chọn-CM

8

0201008

Kỹ thuật nén ảnh số

PGS. TS. Hồ Anh Túy

PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung

3

Tự chọn-CM

9

0201009

Kỹ thuật truyền thông không dây băng rộng đa sóng mang

TS. Nguyễn Văn Vinh

PGS. TS. Bạch Nhật Hồng

3

Tự chọn-CM

10

0201010

Tự động hóa quá trình đo và xử lý tín hiệu

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

PGS. TS. Bùi Văn Sáng

3

Tự chọn-CM

11

0201011

Méo tín hiệu trong hệ thống vô tuyến số

PGS. TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS. TS. Nguyễn Quốc Trung

2

Tự chọn-PPNC

12

0201012

Mạng cảm biến không dây

TS. Nguyễn Văn Vinh

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

3

Tự chọn-CM

13

0201013

Trí tuệ nhân tạo

TS. Vũ Hồng Sơn

TS. Hoàng Sĩ Hồng

3

Tự chọn-CM

14

0201014

Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo

TS. Trần Quang Phú

TS. Nguyễn Ngọc Minh

3

Tự chọn-CM

15

0201015

Xử lý tín hiệu phi tuyến

PGS. TS. Đào Huy Du

PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng

3

Tự chọn-CM

16

0201016

Kỹ thuật nhận dạng mẫu

TS. Đoàn Văn Tuấn

TS. Nguyễn Tiến Duy

3

Tự chọn-CM

17

0201017

Điện toán đám mây và ứng dụng

TS. Nguyễn Tiến Duy

TS. Nguyễn Văn Hậu

3

Tự chọn-CM

18

0201018

Hệ thống vi cơ điện tử

TS. Nguyễn Ngọc Minh

TS. Nguyễn Phương Huy

3

Tự chọn-CM

19

0201019

Tính toán cấu hình lại được

TS. Nguyễn Phương Huy

TS. Vũ Hồng Sơn

2

Tự chọn-PPNC

20

0201020

Phương pháp viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh

TS. Trần Quang Phú

TS. Vũ Hồng Sơn

2

Bắt buộc-PPNC

 

 

      1. Mô tả tóm tắt học phần tiến sĩ

0201001: Lý thuyết xác suất & quá trình ngẫu nhiên trong Điện tử-viễn thông

Học phần đề cập đến các vấn đề: Lý thuyết xác suất và các quá trình ngẫu nhiên và một số ứng dụng trong nghiên cứu lý thuyết truyền tin cũng như các hệ thống điện tử và viễn thông, các hệ thống về cơ bản đầy các yếu tố ngẫu nhiên.

0201001: Theory of Probability and Stochastic Processes for Electronics and Telecommunications

This course introduces the subject of probability theory and stochastic processes, and to illustrate the theory with basic applications of engineering interest in Electronics and telecommunications domain.

0201002: Phương pháp tính và mô phỏng

Học phần nhằm trang bị cho NCS những kiến thức về phép tính gần đúng như sai số, nội suy đa thức…, các phương pháp cơ bản để giải số những bài toán cụ thể: tính gần đúng tích phân xác định, tìm nghiệm gần đúng của các phương trình đại số, phương trình siêu việt và phương trình vi phân thường, giải gần đúng hệ phương trình đại số tuyến tính. Mô phỏng các quá trình điện tử.

0201002: Calculation and Simulation Method

This course provides PhD students for knowledge of approximation such as error, polynomial interpolation, etc., basic methods for solving specific mathematical problems, i.e. approximation of definite integrals, approximation of algebraic equations, transcendental equations and ordinary differential equations, approximation of linear systems of linear algebraic equations.

0201003: Xử lý tín hiệu số ứng dụng trong Điện tử-viễn thông

Học phần nhằm trang bị cho NCS những kiến thức về kỹ thuật xử lý số tín hiệu nâng cao, các phương pháp tính toán và thiết kế các hệ lọc số ứng dụng, các kỹ thuật mã hóa, nén tín hiệu ứng dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

0201003: Applying Digital Signal Processing for Electronics and Telecommunications

This course introduces the knowledge of advanced digital signal processing, calculation methods and to design applications of digital filtering system, techniques in coding and compressing signal for Electronics and Telecommunications.

0201004: Đo và điều khiển qua mạng

Nội dung học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và nâng cao về đo và điều khiển qua mạng máy tính. Các quá trình đo, xử lý, đóng gói và cũng như xử lý trễ, mất gói khi truyền dữ liệu trên mạng được miêu tả rõ và đầy đủ.

0201004: Measuring and Control on Network

This course provides PhD students for the basic and advanced subjects of measurement and control via PC network. Besides, measurement processes, processing, packaging and delay processing, losing package in transferring data on network are also described completely.

0201005: Các hệ thống nhúng tiên tiến

Trang bị cho NCS các kiến thức và phương pháp nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực hệ thống nhúng như kiến trúc, ứng dụng các hệ nhúng mới (máy tính nhúng, các công cụ lập trình dạng mảng, vi điều khiển thế hệ mới, …)

0201005: Advanced of Embedded Systems

This course introduces the subject, methods of researching and developing in embedded systems such as architecture, application of new embedded systems (Embedded PC, Array Type Programmable Tools, Advanced Microcontroller…)

0201006: Lý thuyết về phóng điện trong chất khí

Học phần đề cập đến các vấn đề: Các dạng phóng điện xảy ra trong chất khí, lý thuyết cơ bản và nâng cao trong phóng điện khí, các hiện tượng va chạm và hàm phân bố electron trong khối khí khi xảy ra phóng điện trong chất khí. Từ chương 1 đến chương 6 nghiên cứu về phóng điện trong chất khí. Chương 7 đến chương 9 nghiên cứu về các quá trình cơ bản tạo ra các điện tích, phân/nguyên tử trung hòa và các dạng kích thích khi xảy ra phóng điện khí. Chương 10 phân tích sâu về tia laze.

0201006: Theory of Gas Plasma Phenomena

This course introduces the subject related to: type of electric discharge in gases, basis and advanced theory of gas discharge, electron collision and distribution function in gas discharge. Chapter 7 and 9 research on procedures of generation of molecules neutral/atoms and their excitations in gas discharge. Chapter 10 deeply analyses about laser.

0201007: Các hệ thống vô tuyến số

Học phần đề cập đến các vấn đề: Nguyên lý cơ bản của các hệ thống vô tuyến số, cấu trúc các hệ thống vô tuyến sô tiêu biểu: Vi ba số, Thông tin di động và Thông tin vệ tinh.

0201007: Digital Wireless Systems

This course introduces the subjects including basic principles of digital wireless systems, the structure of typical digital wireless systems such as digital microwave, mobile and satellite communications.

0201008: Kỹ thuật nén ảnh số

Học phần giới thiệu cho NCS sự cần thiết phải nén ảnh số cho các ứng dụng khác nhau như truyền hình số, cho truyền hình IP hiện đại ngày nay. NCS được cung cấp các kiến thức và phương pháp nén ảnh số, các loại mã thường dùng, cũng như các phương pháp mã hoá khác nhau thường dùng, cung các mo hình của chúng. Ngoài ra các chuẩn nén ảnh thường dùng như JPEG, MPEG cũng sẽ được đề cập.

0201008: Digital Image Compression

This course introduces the subject of digital image compression theory and its applications in digital television, IP television nowadays. PhD students are provided with knowledge and digital image compressing methods, coding types and various coding methods used widely. Moreover, public image compressing standards including JPEG, MPEG are also mentioned.

0201009: Kỹ thuật truyền thông không dây băng rộng đa sóng mang

Học phần giúp NCS nâng cao kiến thức theo các vấn đề sau: Phát triển của truyền thông không dây; Kỹ thuật thích ứng của hệ thống OFDM; Kỹ thuật MI-MO và Ứng dụng của hệ thống OFDM. 

0201009: Techniques of Wireless Communications for Broadband Multi-carrier

This course provides PhD students for the knowledge related to development of wireless communications, adaptive technique of OFDM system, MI-MO technique and application of OFDM system.

0201010: Tự động hóa quá trình đo và xử lý tín hiệu

Học phần trang bị những kiến thức cần thiết giúp NCS thực hiện các nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực xử lý sai số đo; các phương pháp hiệu chỉnh sai số đo ở các bộ chuyển đổi đo sơ cấp và thứ cấp, các phương pháp tự động hóa quá trình đo và xử lý thông tin đo. Nghiên cứu phát triển các thiết kế về phần cứng và phần mềm của hệ thống tự động đo.

0201010: Automation of Signal Measuring and Processing Process

This course provides PhD students for the necessary knowledge to implement their research in domain of measurement error processing; measurement error adjustment methods in the secondary and primary measuring converter, measuring process automation and measured data processing methods. Researching and developing the designs that are related to hardware and software of measuring automation system.

0201011: Méo tín hiệu trong hệ thống vô tuyến số

Học phần đề cập đến các vấn đề: Các hệ thống vô tuyến số đa sóng mang OFDM, tác động của méo phi tuyến và các biện pháp khắc phục

0201011: Distortions in Digital Wireless Systems

This course introduces the subjects including digital television systems of OFDM multi-carrier, the effect of distortion and its conquering solutions.

0201012: Mạng cảm biến không dây

Học phần đề cập đến các vấn đề: Tổng quan về mạng cảm biến không dây; Cấu trúc mạng cảm biến, mạng số liệu và các các mạng không dây liên quan; Các chuẩn mạng cảm biến không dây thông minh

0201012: Wireless Sensor Networks

This course introduces the subjects including general interest on wireless sensor network; the structure of sensor network, data network and related wireless networks; standards of smart wireless sensor network.

0201013: Trí tuệ nhân tạo

Học phần giới thiệu những kỹ thuật và ý tưởng cơ bản về khoa học trí tuệ nhân tạo bao gồm các giải thuật giải quyết vấn đề thông qua tìm kiếm, biểu diễn tri thức và xử lý tri thức, lập luận và học máy để thiết kế các hệ thống máy tính thông minh. 

0201013: Artificial Intelligence

This course will introduce the basic ideas and techniques of Artificial Intelligence Science including the algorithms of problems-solving by searching, internal representations and processes of knowledge, processes of reasoning, and machine learning in order to design intelligent computer systems.

0201014: Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo

Học phần Vật liệu Điện – Điện tử tiên tiến có các nội dung chính sau:

Đề cập đến một số loại vật liệu đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực điện và điện tử và kỹ thuật của chúng phù hợp với sự phát triển hiện đại. Các thông tin cơ bản và tiên quyết được đưa vào để dễ dàng chuyển sang các chủ đề phức tạp hơn. Những phát triển mới nhất trong các lĩnh vực vật liệu khác nhau và khoa học/kỹ thuật, chế biến và ứng dụng của chúng. Các loại vật liệu mới, sợi quang tiên tiến, chất siêu dẫn nhiệt độ cao, vật liệu thông minh, chất bán dẫn sắt từ, v.v. được đề cập.

0201014: Advanced Electrical and Electronic Materials

Advanced Electrical and Electronic Materials course has the following main contents:

Covers a number of materials that are rapidly growing in the field of electrical and electronic, and their engineering is suitable for modern developments. Basic and prerequisite information have been included for easy transition to more complex topics. The latest developments in the fields of various materials and their science/engineering, processing and application; new types of materials, advanced optical fiber, high temperature superconductors, smart materials, ferromagnetic semiconductors, etc. are covered.

0201015: Xử lý tín hiệu phi tuyến                                                 

Môn học trình bày các khía cạnh về lý thuyết phi tuyến tính ứng dụng vào xử lý thông tin và xử lý tín hiệu. Cụ thể, ứng dụng phi tuyến tính vào phân tích các đặc tính, nhận dạng và phân loại, lọc và tách nhiễu…

0201015: Nonlinear Signal Processing

The course presents aspects of non-linear theory applied to information processing and signal processing. Specifically, non-linear applications in feature analysis, identification and classification, filtering and noise separation, etc.

0201016: Kỹ thuật nhận dạng mẫu                                               

Trong thời lượng của học phần, học viên sẽ tiếp cận với các đặc trưng thường gặp trong các bài tóan nhận dạng như: histogram, color, DCT, DFT, BDIP, BVLC … Học phần cũng sẽ tập trung giới thiệu các kỹ thuật nhận dạng từ cơ bản đến nâng cao trong quá trình nhận dạng như template matching, Beyesian, PCA, ICA.. cho đến các phương pháp học như SVM, NN v.v…Các bài tóan nhận dạng cụ thể như nhận dạng mặt người, nhận dạng ảnh y tế, nhận dạng ảnh trong các hệ thống giao thông thông minh ITS, hệ thống tracking v.v… cũng sẽ được giới thiệu tới các học viên thông qua học phần môn học.

0201016: Pattern recognition technique

During the course, students will have access to features commonly encountered in recognition problems such as histogram, color, DCT, DFT, BDIP, BVLC... The course will also focus on introducing recognition techniques from basic to advanced levels in recognition processes such as template matching, Beyesian, PCA, ICA.. as well as learning methods such as SVM, NN, etc. Specific recognition problems such as face recognition, medical image identification, image recognition in ITS traffic systems, tracking systems, etc. will also be introduced to students in the course.

0201017: Điện toán đám mây và ứng dụng                         

   Môn học này trang bị cho học viên một số kiến thức tổng quát về điện toán đám mây, ảo hóa, kỹ năng hiện thực private cloud. Hoàn thành môn học, học viên có khả năng triển khai dịch vụ điện toán đám mây, phát triển các ứng dụng điện toán đám mây, và cài đặt đám mây riêng.

0201017: Cloud computing and applications

This course aims to provide students with some general knowledge about cloud computing, virtualization, and private cloud implementation skills. Upon completion of the course, students are able to deploy cloud computing services, develop cloud computing applications, and install private clouds.

0201018: Hệ thống vi cơ điện tử                                                             

Môn học này trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về vi hệ thống từ thiết kế đến các kỹ thuật sử dụng trong công nghệ vi hệ thống bao gồm các công đoạn chế tạo chip linh kiện đóng gói và kiểm tra đánh giá linh kiện hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó sinh viên làm quen với các ứng dụng của vi hệ thống trong kỹ thuật, công nghiệp nói chung và đo lường, điều khiển nói riêng.

0201018: Micro-electromechanical systems (MEMS)

This course equips students with basic knowledge of microsystems from design to techniques used in microsystem technology, including the stages of making packaged chips and component testing. complete. On that basis, students get to be acquainted with the applications of microsystems in engineering, manufacturing in general and measurement, control in particular.

0201019:Tính toán cấu hình lại được                                                      

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về tính toán cấu hình lại được bao gồm các kiến trúc FPGA, chu trình thiết kế với FPGA, các hệ thống đa FPGA và các thiết bị cấu hình lại được, ứng dụng của tính toán cấu hình lại được, phân biệt giữa hệ thống đa FPGA với hệ vi xử lý đa nhân, các loại cấu hình động, cấu hình từng phần.

0201019: Reconfigurable calculation

This course provides the basics of reconfigurable computing including FPGA architectures, the design process with FPGAs, multi-FPGA systems and reconfigurable devices, applications of reconfigurable calculations, distinguishing between multi-FPGA system and multi-core processor, dynamic configuration types, partial configuration.

0201020: Phương pháp viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh               

Học phần giúp NCS có các kỹ năng viết báo cáo khoa học dùng tiếng Anh với các cấu trúc ngữ pháp thường dùng cho báo cáo khoa học, cách bố cục một báo cáo khoa học và cách trích dẫn tài liệu tham khảo, ...

0201020: Writing scientific reports methods in English

The course helps students acquire writing scientific reports skills using English with grammatical structures commonly used for scientific reports, how to layout a scientific report and how to cite references, etc.

3.3. Chuyên đề tiến sĩ

Mỗi NCS phải hoàn thành 3 CĐTS, có thể tùy chọn từ danh sách hướng chuyên sâu (gợi ý). Mỗi hướng chuyên sâu đều có người hướng dẫn do Hội đồng xây dựng CTĐT chuyên ngành của Khoa xác định.

Người hướng dẫn khoa học luận án của NCS có thể đề xuất yêu cầu về tên, nội dung của chuyên đề tiến sĩ nhằm gắn liền, thiết thực với đề tài của luận án TS.

      1. Danh mục hướng chuyên sâu cho CĐTS

TT

MÃ SỐ

HƯỚNG CHUYÊN SÂU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TÍN CHỈ

1

0201015

Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số OFDM

PGS.TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

2

0201016

Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số đơn sóng mang

PGS.TS. Nguyễn Quốc Bình

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

3

0201017

Xử lý ảnh bằng Wavelet

PGS. TS. Hồ Anh Túy

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

4

0201018

Kỹ thuật nhận dạng chữ viết tay

PGS. TS. Hồ Anh Túy

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung

2

5

0201019

Hiệu chỉnh phi tuyến hàm biến đổi của các phương tiện đo không điện

PGS.TS. Phạm Ngọc Thắng PGS.TS. Bùi Văn Sáng

2

6

0201020

Xử lý kết quả quan sát của phương tiện đo không điện

PGS.TS. Phạm Ngọc Thắng PGS.TS. Bùi Văn Sáng

2

7

0201021

Các lý thuyết về phóng điện trong chất khí

PGS. TS. Đỗ Anh Tuấn

PGS. TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

8

0201022

Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp xấp xỉ Boltzmann

PGS. TS. Đỗ Anh Tuấn

PGS. TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

9

0201023

Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp Monte – Carlo

PGS. TS. Đỗ Anh Tuấn

PGS. TS. Hoàng Sĩ Hồng

2

10

0201024

Tối ưu hóa phân phối công suất trong các hệ thống OFDM

TS. Nguyễn Văn Vinh GS.TS. Vũ Văn Yêm

2

11

0201025

Ứng dụng OFDM trong mạng viễn thông

TS. Nguyễn Văn Vinh GS.TS. Vũ Văn Yêm

2

12

0201026

Mã hóa băng con ứng dụng trong xử lý âm thanh số

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung PGS.TS. Bạch Nhật Hồng

2

13

0201027

Kỹ thuật Wavelet ứng dụng trong xử lý âm thanh, hình ảnh số

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung PGS.TS. Bạch Nhật Hồng

2

14

0201028

Xử lý tín hiệu mù

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung PGS.TS. Hoàng Mạnh Thắng

2

15

0201029

Xử lý tín hiệu trong các hệ thống MIMO

PGS.TS. Nguyễn Quốc Trung TS. Nguyễn Văn Vinh

2

16

0201030

Vi chế tạo và vi công nghệ

TS. Trần Quang Phú

PGS. TS. Chu Văn Tuấn

TS. Nguyễn Ngọc Minh

2

17

0201031

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các bài toán kỹ thuật

TS. Vũ Hồng Sơn

TS. Nguyễn Văn Hậu

2

      1. Mô tả tóm tắt hướng chuyên sâu cho CĐTS

0201015: Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số OFDM

Cung cấp kiến thức sâu về nguyên nhân, tác động của méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số OFDM và các hướng khắc phục chủ yếu.

0201015: Distortions in OFDM Digital Wireless Systems

This course provides with deep knowledge of cause, influence on nonlinear distortion in OFDM digital wireless systems and its conquering solutions.

0201016: Méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số đơn sóng mang

Cung cấp kiến thức sâu về nguyên nhân, tác động của méo phi tuyến trong các hệ thống vô tuyến số đơn sóng mang, các hướng khắc phục chủ yếu và việc đánh giá tác động của méo phi tuyến tới chất lượng hệ thống.

0201016: Distortions in Single-Carrier Digital Wireless Systems

This course provides with deep knowledge of cause, influence on nonlinear distortion in single-carrier digital wireless systems, its main conquering solutions and evaluating the effect of nonlinear distortion to the quality of system.

0201017: Xử lý ảnh bằng Wavelet

Trong truyền thông multimedia xử lý ảnh là một nhu cầu thiết yếu, và mức độ ảnh cần xử lý được đòi hỏi giai quyết một cách đa dạng, và ngày càng tinh tế. Không những thế, để thưc hiện tiêu chí bảo mật, ảnh còn phải được thủy vân hoá ( watermarking) với các khoá mã bảo mât để truyền tren các phương tiện công khai. Lý thuyết hiện đại nhất hiện nay dùng trong xư lý ảnh bên cạnh công cụ Fourier đã được biết từ lâu là công cụ Wavelet. Có thể dùng công cụ này để nén ảnh theo chuẩn JPEG 2000. NCS trước hết cần phải học lý thuyết Wavelet, và các chuẩn nén ảnh JPEG, MPEG, ngoài kiến thức Xử lý ảnh cơ bản đã được biết khi học Cao học. từ đó sẽ dùng công cụ Wavelet để thực hiện thủy vân ảnh phục vụ cho an ninh, quốc phòng.

0201017: Image Processing Using Wavelet

In multimedia communications field, image processing is an important task. In addition, for security task, the image needs to be watermarking with security-lock so that it can be transmitted on multimedia communications. Wavelet is a widely used approach for image processing along with Fourier tool. It can be used to compress image into JPEG 200 standard. PhD students need to learn about the Wavelet theory, JPEG and MPEG standards along with the knowledge have been studied.

0201018: Kỹ thuật nhận dạng chữ viết tay

Nhận dạng chữ viết tay là một trong các ứng dụng của xử lý ảnh, và trở thành nhu cầu cấp thiết trong thời đại thong tin số. Trong nhiều trường hợp giấy tờ quan trọng được viết bằng tay được làm giả, vì vậy việc xác định chủ nhân của giấy tờ đó là vô cùng quan trọng đối với cơ quan hình sự. Ngoài ra nhận dạng chữ viết tay còn phụ vụ các mục đích dan sự khác.

Công cụ hiện đại nhất dùng nhận dạng chữ viết tay là thuật toán HOUGH. Thuật toán này giúp ghi nhận các đặc điểm của chữ viết tay về hình học, hướng, và sửa chữa nó. NCS trước hết phải nghiên cứu các lý thuyết về nhận dạng chữ viết tay, thuật toán HOUGH để có thể thực hiện chuyên đề này.

0201018: Handwritten Recognition

Handwritten recognition is an important application in image processing domain, with several applications that may be potential to positively influence quality of human life, such as recognizing important handwritten papers forged…

HOUGH is the most modern algorithm used to recognize handwritten. It determines the features of geometry, direction of handwritten and automatically corrects them.

0201019: Hiệu chỉnh phi tuyến hàm biến đổi của các phương tiện đo không điện

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của nhóm các phương pháp cấu trúc giảm sai số của phương tiện đo không điện, xây dựng giải pháp hiệu chỉnh phi tuyến hàm biến đổi của các bộ chuyển đổi đo sơ cấp, bộ chuyển đổi đo thứ cấp đo các đại lượng không điện; Khai thác phần mềm Matlab và Matcad để tính toán, mô phỏng thiết kế các phương tiện đo không điện; thiết kế cấu trúc các phương tiện đo và xử lý kết quả.

0201019: Transformation Function Nonlinear Modification of Non-electrical Measuring Instrument

Based on analyzing the characteristics of the group of structural error reduction methods in non-electrical measurement instrument, this course builds the transformation function nonlinear adjustment solution of secondary converters, primary measuring converter for measuring non-electric quantities; Using Matlab and Matcad softwares for computing,  simulating and designing non-electrical measuring instruments.   

0201020: Xử lý kết quả quan sát của phương tiện đo không điện

Nghiên cứu các phương pháp xử lý kết quả quan sát bằng lý thuyết phương pháp tính gần đúng, lý thuyết xác suất và thống kê; xây dựng các thuật toán xử lý kết quả quan sát và mô phỏng, tính toán bằng phần mềm Matlab và Matcad.

0201020: Observing Result Processing of Non-electrical Measuring Instrument

This course represents the observing result processing methods through using the theory of approximation method, probability theory and statistics; building the observing and simulation result processing algorithms, using Matlab and Matcad softwares for calculations.

0201021: Các lý thuyết về phóng điện trong chất khí

NCS nghiên cứu về các lý thuyết từ cơ bản đến nâng cao trong vấn đề về phóng điện trong chất khí (khí nguyên chất, hỗn hợp chất khí). Các hiện tượng cơ bản, đặc biệt và các ứng dụng khai thác được từ lý thuyết phóng điện trong chất khí sẽ được NCS nghiên cứu, đánh giá và phát triển theo hướng chuyên sâu của luận án.

0201021: Theory of Gas Plasma Phenomena

PhD students study the basic and advanced theory of gas discharge (pure gas, gas mixture). Based on theory of basis and special phenomena and applications in gas discharge, PhD students are going to study, evaluate and improve their thesis.

0201022: Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp xấp xỉ Boltzmann

NCS nghiên cứu về thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp hệ phương trình xấp xỉ Boltzmann. Từ chuyên đề này, NCS sẽ phát triển được phần mềm tính toán theo các ngôn ngữ máy tính phù hợp để thực hiện tính toán, mô phỏng đối với các chất khí đã biết (đã được nghiên cứu trong lý thuyết và thực nghiệm) từ đó khẳng định tính đúng đắn của thuật toán (đã được điều chỉnh) và phần mềm. Áp dụng để nghiên cứu cho nội dung luận án, phục vụ mục đích đối chứng với các phương pháp khác cũng nhưu kết quả thực nghiệm.

0201022: Building algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using approximation of Boltzmann equation method

PhD students research on algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using approximation of Boltzmann equation method. Based on this lecture, PhD students are going to develop the software for calculating and simulating with specific gases (available in theory and experiment). Then, the validity of the algorithm and software is confirmed. These results are used in research on theses and comparison with other methods and experiment results.

0201023: Xây dựng thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp Monte – Carlo

NCS nghiên cứu về thuật toán tính toán các thông số vật lý trong phóng điện khí bằng phương pháp Monte – Carlo. Từ chuyên đề này, NCS sẽ phát triển được phần mềm tính toán theo các ngôn ngữ máy tính phù hợp để thực hiện tính toán, mô phỏng đối với các chất khí đã biết (đã được nghiên cứu trong lý thuyết và thực nghiệm) từ đó khẳng định tính đúng đắn của thuật toán (đã được điều chỉnh) và phần mềm. Áp dụng để nghiên cứu cho nội dung luận án, phục vụ mục đích đối chứng với các phương pháp khác cũng nhưu kết quả thực nghiệm.

0201023: Building algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using Monte – Carlo method

PhD students research on algorithm of calculation of physical parameters in gas discharge by using Monte – Carlo method. Based on this lecture, PhD students are going to develop the software for calculating and simulating with specific gases (availeable in theory and experiment). Then, the validity of the algorithm and software is confirmed. These results are used in research on theses and comparison with other methods and experiment results.

0201024: Tối ưu hóa phân phối công suất trong các hệ thống OFDM

Nghiên cứu, xây dựng các thuật toán phân bổ công suất để tối đa hóa tốc độ truyền dữ liệu của người sử dụng thứ cấp trong các hệ thống OFDM nhằm duy trì công suất dưới một ngưỡng và duy trì tổng công suất dưới một giới hạn. Các thuật toán phân bổ công suất tối ưu dựa trên thuật toán LWF  nhằm đơn giản hóa so với các thuật toán tối ưu đã được đề xuất. Khai thác phần mềm Matlab để tính toán mô phỏng các thuật toán.

0201024: Optimizing Power Distribution in OFDM Systems

This course will research and build power distribution algorithms to optimize data transfer rate of secondary user in OFDM systems so that the system can maintain the power and total power under an acceptable level. Optimal power distribution algorithms are based on the LWF algorithm to reduce the complexity compared to the proposed optimal algorithm.

0201025: Ứng dụng OFDM trong mạng viễn thông

Nghiên cứu, phân tích các mô hình toán học (thuật toán) cho kênh vô tuyến di động và hệ thống truyền dẫn phù hợp cho các hệ thống kỹ thuật nói chung và các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính, mạng các dịch vụ viễn thông để phân tích, đánh giá hiệu năng và đưa ra các giải pháp tối ưu để nâng cao công suất, tốc độ kênh truyền, tỉ số tín trên tạp,... của hệ thống này.

0201025: Application OFDM in Telecommunications

This course presents research and analysis on mathematical models to mobile wireless channels and suitable transmission system for technology and communications systems, PC system, network in order to analyze and evaluate the parameters such as efficiency, power, transmission channel speed, bit error rate...

0201026: Mã hóa băng con ứng dụng trong xử lý âm thanh số

Đối với mã hóa băng con đơn phân giải hiện nay trong mã hóa nén tín hiệu âm thanh có chuẩn MPEG/audio ra đời năm 1990. Chuẩn này thực hiện mã hóa với 32 dải con bằng nhau, tỷ lệ nén cao, cho chất lượng âm thanh tốt  nhưng  số lượng dải con lớn bank lọc phức tạp. Đối với đa phân giải tương đối, cụ thể là chuẩn ATRAC do SONY phát minh dùng mã hóa dải con đa phân giải tương đối 3 kênh và 4 kênh với các tổ hợp phân chia [442] và [8842] khắc phục được hạn chế về số kênh. Tuy nhiên có hạn chế là hệ số phân chia phải là lũy thừa của 2 và có ít nhất có 2 dải con có độ rộng bằng nhau, để khắc phục hạn chế đó cần nghiên cứu đưa ra giải pháp thiết kế mới bằng cách thiết kế lại bộ lọc và thay đổi lại hệ số phân chia trong bank lọc phân tích và tổng hợp để đạt được ưu điểm hơn so với SBC đã ứng dụng bằng mô hình mới SBC 3 kênh tổ hợp phân chia [632]  .

0201026: Applying Subband Coding for Digital Audio Processing

The MPEG/Audio standard has proposed in 1990 for coding/compressing audio signal. This standard implements the coding of 32-bit in length, high compressing rate, with good audio quality along with the number of large complex subband banks. For multi-solution mode, especially the ATRAC standard invented by SONY, it uses multi-resolution subband coding 3 and 4 channels for split combinations [442] and [8842] to overcome the limitation about the number of channels. However, it has a drawback that the division coefficient must be a power of 2 and at least 2 subbands having equal width. In order to overcome this drawback, researcher needs to design filter and change the division coefficient in filter bank. This method is more powerful compared to SBC that applied for split combination 3-channel model [632].

0201027: Kỹ thuật Wavelet ứng dụng trong xử lý âm thanh, hình ảnh số

Trong thực tế, tuỳ theo mục đích khác nhau ta phải giải quyết mâu thuẫn giữa tỷ lệ nén dữ liệu và chất lượng âm thanh, hình ảnh sao cho vẫn đảm bảo về tiêu chuẩn. Chính vì vậy, các vấn đề về nén và mã hoá tín hiệu âm thanh, hình ảnh trong các thiết bị xử lý, lưu trữ  truyền dẫn là vấn đề đặc biệt được quan tâm đối với ngành truyền thông. NCS sẽ  nghiên cứu về biến đổi Wavelet, cơ sở dựa trên phân tích Wavelet đa phân giải, ứng dụng của biến đổi Wavelet trong lĩnh vực nén tín hiệu số, đặc biệt trong các kỹ thuật nén tín hiệu âm thanh và hình ảnh.

0201027: Applying Wavelet Technique for Image/Audio Processing

Depending on different purposes, we have to resolve inconsistency of data compression rate and quality of sound and image so that the standard is still archived. Therefore, data compression and encoding of sound and image in processor, storage and transmission are interested in communications. PhD students research on Wavelet transform, Wavelet multi-resolution analysis, application of Wavelet in digital data compression, especially in compression technology of sound and image.

0201028: Xử lý tín hiệu mù

Phân tách nguồn tín hiệu mù BSS (Blind Signal Separation) là một phương pháp được sử dụng để đánh giá các nguồn tín hiệu ban đầu chỉ thông qua các tín hiệu thu được tại các bộ cảm biến đầu ra mà không biết hoặc hoặc biết rất ít thông tin về hàm truyền đạt của kênh. Mục đích của bài toán này là từ những tín hiệu bị trộn lẫn ta phải tách ra được các tín hiệu riêng rẽ ban đầu. Với các đặc điểm như vậy nên BSS hiện nay được nghiên cứu cho rất nhiều ứng dụng về xử lý tín hiệu. NCS sẽ nghiên cứu, xây dựng các thuật toán BSS ứng dụng trong xử lý hình ảnh và âm thanh dựa trên phương pháp phân tích thành phần độc lập ICA áp dụng cho mô hình trộn. Sau khi xây dựng mô hình toán học, sẽ mô phỏng bằng Matlab để khẳng định tính đúng đắn của thuật toán đã đề xuất.

0201028: Blind Signal Separation

Blind Signal Separation is the method used to evaluate initial signal source based on the received signals of output sensors and the users have no much imfomation about transfer function. The main target of this problem is to separate the mixed signal into initial individual signals. Therefore, current BSS algorithms are studied for signal processing applications. PhD students are going to research and build the BSS algorithms using in image and sound processing based on method of analyses of ICA independent components applied for mixing models. The mathematical model is simulated by using Matlab for confirming the validity of proposed method.

0201029: Xử lý tín hiệu trong các hệ thống MIMO

Nghiên cứu sâu về lý thuyết kênh truyền và các phương pháp điều chế số; các phương pháp phân tập không gian như các phương pháp phân tập không gian phát, thu; và các kỹ thuật kết hợp tín hiệu phân tập và ăng-ten mảng thích nghi. Ngoài ra, biết sử dụng phần mềm MatLab để mô phỏng và phân tích các hiệu năng hiện đại của các hệ thống trên. Từ đó lựa chọn, phân tích các mô hình toán học (thuật toán) cho các hệ thống xử lý tín hiệu không gian-thời gian nói chung và các hệ thống MIMO nói riêng, để phân tích, đánh giá hiệu năng và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao công suất, tốc độ kênh truyền, tỉ số tín trên tạp (BER),... của hệ thống này.

0201029: Signal Processing in MIMO Systems

The course deeply analyses about transmission channel theory and digital modulation method; space diversity. Besides, PhD students use Matlab to simulate and analyse advanced efficiency of the above systems. Then they can select the algorithm for time-space signal processing and MIMO systems to evaluate efficiency of the systems and suggest solutions to the problems. This section also provides solutions to increase power, line speed, bit error rate of the system.

0201030: Vi chế tạo và Vi công nghệ

Khóa học Vi chế tạo và Vi công nghệ cung cấp nguyên lý chế tạo vi mô cho các vi điện tử, cảm biến, MEMS và các vi hệ thống tổng hợp khác được ứng dụng trong kỹ thuật điện tử. Khóa học bao gồm các bài giảng về quá trình oxy hóa silicon, quang khắc, lắng đọng màng mỏng, lắng đọng photoresist, mạ, ăn mòn (khắc), đóng gói, thiết kế và các công cụ phân tích....

0201030: The Micro-fabrication and Micro-engineering

The Micro-fabrication and Micro-engineering course provides the principles of micro-fabrication for micro-electronics, sensors, MEMS and other synthetic micro-systems applied in electronics engineering. The course includes lectures on silicon oxidation, photolithography, thin film deposition, photoresist deposition, plating, etching, packaging, and design and analytical tools...

0201031: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các bài toán kỹ thuật

Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng nơ ron để giải quyết các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử (theo từng đề tài luận án).

0201031: Apply artificial intelligence to technical problems

Researching and applying artificial intelligence and neural networks to solve technical problems in the field of electronic engineering (according to each thesis topic).

3.4. Danh sách Tạp chí/Hội nghị khoa học

Nghiên cứu sinh lựa chọn các Tạp chí/Hội nghị khoa học theo danh mục của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hàng năm để công bố công trình khoa học.

n cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng nơ ron để giải quyết các bài toán kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử (theo từng đề tài luận án).

0201031: Apply artificial intelligence to technical problems

Researching and applying artificial intelligence and neural networks to solve technical problems in the field of electronic engineering (according to each thesis topic).

3.4. Danh sách Tạp chí/Hội nghị khoa học

Nghiên cứu sinh lựa chọn các Tạp chí/Hội nghị khoa học theo danh mục của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hàng năm để công bố công trình khoa học.

Tạo bản IN